Rau rừng, rau dại ở một vùng núi nổi tiếng An Giang, lên đến nơi trông thấy có người kêu "choáng", vì sao?

Bình luận · 198 Lượt xem

Ăn bánh xèo, cá nướng, cá hấp kèm với các loại rau rừng thiên nhiên, món ăn bình dị ấy đã trở thành văn hóa ẩm thực đặc trưng của Núi Cấm (tỉnh An Giang). Danh bất hư truyền đã thôi thúc hàng triệu triệu người tìm về Thi?

Sức hút khó cưỡng từ những quầy rau rừng, rau dại đủ màu đủ vị

Trên đỉnh Cấm sơn, được coi là “nóc nhà miền Tây”, một địa chỉ tâm linh rất nổi tiếng, nơi có khí hậu rất tuyệt vời được mệnh danh là “song sinh” với xứ sở sương mù Đà Lạt. 

Thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên thích hợp để rau rừng phát triển quanh năm. Đặc sản rau rừng tất tần tật được nhiều người bước lên núi Cấm ai cũng phải thưởng thức.

Rau rừng, rau dại ở một vùng núi nổi tiếng An Giang, lên đến nơi trông thấy có người kêu "choáng", vì sao? - Ảnh 1.

Những kệ rau rừng, rau dại ở vùng núi Thiên Cấm Sơn (tỉnh An Giang) đầy sắc màu.

Rau rừng Núi Cấm có đến 30 loại. Loại nào cũng đậm mùi, đậm vị của thổ nhưỡng và khí hậu xứ sở Bảy Núi. Ăn rau rừng cũng cần đúng bài. 

Nếu không biết cách phối thì sẽ “lạc quẻ” ngay. Lá sung có vị chát, lá bứa có vị chua, lá đinh lăng có vị the nồng, lá sộp, lá lụa đều có vị chua - chát - thơm. 

Tùy theo gu của từng thực khách mà mỗi người có thể gia giảm các loại sao cho vừa miệng. Nhưng cho dù cách ăn thế nào đi nữa thì rau rừng cũng chỉ có bổ - lành và nên thuốc.

Rau rừng Núi Cấm thượng hạng là vậy !

Bản phối bánh xèo Núi Cấm rau rừng

Có khách thì có quán và quán nào cũng tranh thủ bày biện “kính thưa các loại rau ở trên cao”. Kế đến nữa là bánh xèo. Cái loại bánh trở thành món ăn quốc hồn quốc túy. 

Hiện nay, có hàng chục quán bánh xèo rau rừng Núi Cấm. Họ cạnh tranh nhau nên chất lượng bánh ngày càng được cải thiện thơm ngon - giá cả hợp túi tiền để thu hút khách hàng.

Bánh xèo chay - mặn vàng rộm cứ ngập trong rau đủ màu đủ vị mơn mởn ngào ngạt. Rau là để ăn với bánh xèo. Và bánh xèo thì phải ăn với càng nhiều thứ rau càng ngon ngất ngây.

Rau rừng, rau dại ở một vùng núi nổi tiếng An Giang, lên đến nơi trông thấy có người kêu "choáng", vì sao? - Ảnh 2.

Có khoảng 30 loại rau rừng trên núi Cấm cũng là những món “ăn nên thuốc”.

Rau rừng, rau dại ở một vùng núi nổi tiếng An Giang, lên đến nơi trông thấy có người kêu "choáng", vì sao? - Ảnh 3.

Khách lên núi Cấm dễ “choáng” với những quán ăn ngập tràn rau như thế này.

Một bản phối màu, phối vị hoàn hảo: chua chua - chát chát, bùi bùi, the the, thơm nồng nàn... khiến các vị giác của thực khách bật tung cảm xúc. 

Mùi thơm, vị béo của miếng bánh được chia chác khắp cơ thể, để rồi thu lại một cảm giác cộng hưởng “điếng người”!

Rau rừng, rau dại ở một vùng núi nổi tiếng An Giang, lên đến nơi trông thấy có người kêu "choáng", vì sao? - Ảnh 4.

Bánh xèo rau rừng món ăn không dễ nhạt phai với du khách.

Rau rừng, rau dại ở một vùng núi nổi tiếng An Giang, lên đến nơi trông thấy có người kêu "choáng", vì sao? - Ảnh 5.

Đã từng thưởng thức và muốn ghé lại nhìn những tầng lớp rau được bày trang trí rất hấp dẫn. Kết hợp với không khí mát lạnh trên đỉnh núi Cấm, những chiếc bánh xèo nóng hổi.

Thiên Cấm Sơn được xem là nơi quy tụ tinh hoa của đất trời nên từ ngàn đời xưa đã là sơn lãnh của những vị đạo sĩ huyền thoại. 

Chuyện lên Núi Cấm tu luyện một thời gần như là để chứng minh đẳng cấp của các bậc hành trượng trong vùng. 

Quá trình sống khổ hạnh ấy nguồn thức ăn - nước uống chỉ có rau củ quả rừng. Ấy vậy mà họ sống trường thọ và đắc đạo. Vì thế mà núi Cấm có rất nhiều chùa, miếu, am cốc…. 

Để rồi ngọn núi thiêng trở thành một trong những biểu tượng của vùng đất ở chốn lưng chừng trời này.

Rau rừng, rau dại ở một vùng núi nổi tiếng An Giang, lên đến nơi trông thấy có người kêu "choáng", vì sao? - Ảnh 6.

Đông du khách đến Cáp treo để di chuyển lên Thiên Cấm Sơn (tỉnh An Giang) huyền sử linh thiêng.

Bình luận