An Giang đánh thức giá trị kinh tế xanh

Bình luận · 222 Lượt xem

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn không phải là điều gì đó xa vời; dù là nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp, doanh nghiệp (DN) nhỏ hay tập đoàn lớn đều có thể tận dụng thành công. Trong bối cảnh mà cả thế giới đang hướng đến t

 

 

 

Xã Phú Hưng (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) có 98% diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để canh tác lúa, nếp, tạo ra lượng rơm rạ rất lớn. Nhận thấy phế phẩm nông nghiệp này là nguồn tài nguyên có giá trị, bạn Nguyễn Hoàng Ngọc Yến đã chọn khởi nghiệp với mô hình trồng nấm rơm trong nhà, tái sử dụng rơm để trồng dưa lưới, tạo thành mô hình kinh tế tuần hoàn. 

 

Ngọc Yến đã xây dựng nhà trồng nấm với diện tích trên 100m2, được chia thành 3 nhà trồng nhỏ, kích thước trên 33m2/nhà, có hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ và ẩm độ. Khi nhiệt độ bên trong nhà trồng tăng cao so với thông số cài đặt, hệ thống làm mát sẽ tự hoạt động kích hoạt, đến khi nhiệt độ giảm xuống bằng với thông số cài đặt thì hệ thống sẽ tự động ngắt. Nhà trồng nấm còn được trang bị đồng hồ hiển thị độ ẩm; hẹn giờ điều khiển quạt hút để trao đổi ô-xy và giải nhiệt bên trong nhà nấm…

Một trong những cách làm sáng tạo của Ngọc Yến là sử dụng tro phủ lên bề mặt mô nấm, giúp giữ ẩm. Ngoài ra, tro làm tăng khả năng đề kháng cho nấm, giảm tỷ lệ nấm chết non, kích thích tạo quả thể nhanh, nhiều và đồng đều. Từ đó, rút ngắn thời gian trồng xuống còn 20 - 22 ngày/vụ.

 

“Nấm rơm trồng theo phương pháp này cho tai nấm to, chất lượng đồng đều, màu sắc tươi và có thể bảo quản lâu hơn. Với 100m2, bình quân mỗi vụ thu hoạch trên 270kg nấm, giá bán trung bình 70.000 đồng/kg, gia đình thu về lợi nhuận hơn 11 triệu đồng/vụ” - Ngọc Yến chia sẻ.

Ngoài trồng nấm, cô gái trẻ còn tận dụng nguồn bã thải để phát triển mô hình trồng dưa lưới. Với nhà trồng dưa lưới 500m2, Ngọc Yến trồng từ 1.250 - 1.350 gốc dưa, mang về lợi nhuận trên 70 triệu đồng sau mỗi vụ canh tác.

 

 “Mô hình kinh tế tuần hoàn giúp tạo ra nhiều sản phẩm nhưng tiết kiệm chi phí nguyên liệu, xoay vòng vốn nhanh. Việc tận dụng rơm rạ thay vì đốt bỏ vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo thêm việc làm và sinh kế mới ở vùng nông thôn, có thể nhân rộng” - Ngọc Yến bày tỏ.

 

Là một thanh niên Khmer gắn bó với quê nhà, bạn Chau Kim Sêng (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn) lựa chọn khởi nghiệp với mô hình aquaponics, kết hợp trồng rau thủy canh và nuôi cá. Đây là mô hình được chàng trai trẻ ấp ủ, dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu từ khi còn theo học ngành Khoa học cây trồng của Trường Đại học Cần Thơ.

Để bắt tay vào xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tại gia đình, Chau Kim Sêng thiết kế khu vực trồng rau khoảng 250m2, với 270 ống nhựa trồng rau thủy canh, chủ yếu là xà lách, cải xanh, cải ngọt, rau má… Những loại rau này dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, được tiêu thụ mạnh tại địa phương. Bạn còn xây dựng 2 bể nuôi cá có thể tích 7m3/bể, thả nuôi cá lóc, cá trê, cá heo…

Chau Kim Sêng cho biết, aquaponics là mô hình tự động hóa kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và thủy canh. Trong đó, nguồn nước nuôi cá được bơm trực tiếp qua hệ thống rau thủy canh. Tại đây, chất thải của cá là nguồn dinh dưỡng để cây hấp thụ. Nguồn nước sau khi chạy qua hệ thống thủy canh sẽ được lọc sạch, rồi cung cấp lại cho bể nuôi cá. Nhờ canh tác tự nhiên, sản phẩm rau sạch nên được người tiêu dùng đón nhận, giá bán cao hơn từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với các loại rau cùng loại trên thị trường.

 

Trong khi đó, các bể nuôi cá cho thu hoạch trong 3 - 5 tháng/đợt, giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định thường xuyên. Với nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ khởi nghiệp, Chau Kim Sêng sẽ mở rộng mô hình bài bản hơn, canh tác đa dạng nhiều loại rau thủy canh, nuôi thêm các loại cá có giá trị kinh tế cao để cung ứng các sản phẩm an toàn cho thị trường.

 

Giá trị năng lượng sạch

 

Là DN thủy sản hàng đầu ở vùng ĐBSCL, Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) đang tận dụng triệt để giá trị từ năng lượng xanh. Công ty đã đầu tư dự án năng lượng mặt trời với 46 cụm solar, sử dụng năng lượng tái tạo để nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu.

 

Cụ thể, tại khu vực quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), Navico triển khai 17 cụm, khu vực Mỹ Quý (TP. Long Xuyên); 6 cụm, khu vực Tịnh Biên; 8 cụm, khu vực vùng nuôi và 15 cụm solar… Với tổng vốn đầu tư 482 tỷ đồng, tổng công suất phát điện đạt 53kwp, Navico đã chủ động được nguồn năng lượng xanh phục vụ sản xuất.

 

Bình luận