10 năm NTM Quảng Ngãi: Nông thôn miền núi nhiều đổi thay

Bình luận · 216 Lượt xem

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần phát tri

"Trái ngọt" từ nông thôn mới

Quảng Ngãi hiện có 164 xã tham gia chương trình MTQG xây dựng NTM, trong đó có 64 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi, 6 xã miền núi thuộc huyện đồng bằng. Đến đầu năm 2019, đã có 7 xã ở miền núi được công nhận xã NTM, dự kiến cuối năm nay tăng lên 9 xã.

Ông Nguyễn Phúc Long - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Quảng Ngãi cho biết, những năm trước, nhất là giai đoạn năm 2016 – 2019, từ các nguồn vốn huy động 3.322.363 triệu đồng, tỉnh Quảng Ngãi ưu tiên tập trung nguồn lực cho các xã đạt chuẩn NTM. Đến nay, 100% xã vùng cao có đường ô tô đến trung tâm, nhiều công trình giao thông được sửa chữa, nâng cấp, mở rộng. Hạ tầng điện, đường được quan tâm đầu tư ở làng Mô Níc, xã Sơn Kỳ (Sơn Hà). Hạ tầng điện, đường được quan tâm đầu tư ở làng Mô Níc, xã Sơn Kỳ (Sơn Hà).

10 năm NTM Quảng Ngãi: Nông thôn miền núi nhiều đổi thay - Ảnh 1.

Phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở miền núi và nâng cao thu nhập cho cư dân.

Ngoài ra, bằng nhiều nguồn vốn từ Chương trình 30a, Chương trình phát triển vùng và ngân sách địa phương, các huyện ở miền núi Quảng Ngãu đã đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa. Điển hình là các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, suất đầu tư cho giao thông tăng lên hằng năm, từ đó hình thành, hoàn thiện nhiều tuyến đường huyết mạch, có tính chất chiến lược kết nối phát triển vùng.

"Tính đến nay, số tiêu chí bình quân/xã đạt 10,13 (tăng 5,09 so với năm 2015) và theo kế hoạch đến năm 2020 đạt bình quân 13,5 tiêu chí. Cụ thể có 7 xã đạt 19 tiêu chí (nhóm 1), 3 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí (nhóm 2), 21 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (nhóm 3), 39 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (nhóm 4)…" – Ông Long chia sẻ.

Tiếp tục vượt khó đi lên

Ông Nguyễn Phúc Long - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Quảng Ngãi cho rằng, kết quả qua 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là sự phấn đấu, nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân toàn tỉnh, nhất là bộ mặt nông thôn ở khu vực miền núi có nhiều chuyển biến tốt.

10 năm NTM Quảng Ngãi: Nông thôn miền núi nhiều đổi thay - Ảnh 2.

Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch ở khu vực miền núi Quảng Ngãi được bê tông hóa đã tạo điều kiện đi lại và phát triển kinh tế - xã hội

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bới phần lớn cán bộ địa phương có trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; trong khi địa bàn các xã vùng miền núi có quy mô lớn, mật độ thưa thớt và phân bố rải rác, ít tập trung do đó rất khó khăn trong đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi; nhận thức của một bộ phận bà con còn nhiều hạn chế, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ từ nhà nước, chưa thực sự nỗ lực vươn lên; tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao…

"Mặc dầu đã được đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống người dân qua khá nhiều chương trình, dự án đầu tư cho khu vực miền núi, song thực sự vẫn chưa có nhiều thay đổi trong tập quán canh tác sản xuất của bà con, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Việc huy động đóng góp của người dân cho xây dựng nông thôn mới là hết sức khó khăn…", ông Long cho hay.

10 năm NTM Quảng Ngãi: Nông thôn miền núi nhiều đổi thay - Ảnh 3.

Đến nay, 100% xã vùng cao ở Quảng Ngãi có đường ô tô đến trung tâm, nhiều công trình giao thông được sửa chữa, nâng cấp, mở rộng.

Theo ông Long, để tiếp tục đầu tư và đưa thêm các xã về đích, mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ đưa 98 xã về đích NTM, trong đó các xã vùng miền núi và dân tộc thiểu số tăng lên 13 xã; Số tiêu chí bình quân/xã 16,5 trong đó các xã vùng dân tộc miền núi là 13,5...  Theo đó, tỉnh sẽ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM các cấp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình. 

Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn...

 

Bình luận