Các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Bình luận · 171 Lượt xem

Bám sát định hướng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; sự phối hợp của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể; các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tiếp

 

NÔNG THÔN MỚI

Các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

3 giờ trước

(Baothanhhoa.vn) - Bám sát định hướng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; sự phối hợp của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể; các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; làm tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân.

 

Phát huy vai trò của Hội LHPN cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa hiện nayĐoàn kết - hợp tác - đổi mới - sáng tạo, phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững

Các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Nông dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

 

Các cấp Hội đã phát huy vai trò nòng cốt của nông dân trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, động viên nông dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội,... Nhiều mô hình phát triển kinh tế được xây dựng và nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế và làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn.

 

Kết quả trên đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh và ngành nông nghiệp. Đến nay, sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển nhanh và khá toàn diện, khẳng định vai trò trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,85%. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh dự kiến có 13/27 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 363 xã nông thôn mới, 80 xã nông thôn mới nâng cao, 17 xã nông thôn mới kiểu mẫu; có 407 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

 

Những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức Hội Nông dân trong hệ thống chính trị của tỉnh. Hội Nông dân tỉnh và nhiều tập thể, cá nhân là cán bộ, hội viên, nông dân đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành khen tặng các phần thưởng cao quý.

Để tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện khát vọng xây dựng và phát triển Thanh Hóa “đến năm 2025, trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc và đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại” như Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định; các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

 

Thứ nhất, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh cần bám sát và triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với thực hiện nhiệm vụ công tác hội trong tình hình mới. Bám sát Quy hoạch tỉnh và quy hoạch địa phương để tập trung xây dựng các vùng sản xuất quy mô lớn như phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng các vùng phát triển rừng bền vững, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quy hoạch các vùng trồng nguyên liệu; nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế của các sản phẩm OCOP, gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

 

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ, thực chất nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng các cấp Hội vững mạnh toàn diện để mỗi cấp Hội thực sự là chỗ dựa tin cậy của nông dân. Hoạt động Hội phải hướng mạnh hơn nữa về cơ sở, gắn bó sâu sát, nắm chắc tình hình và tâm tư, nguyện vọng của từng hội viên nông dân, nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giúp hội viên chủ động hơn, tự tin hơn trong lao động, sản xuất và tổ chức cuộc sống.

 

Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện được mục tiêu xây dựng nông dân văn minh, nông dân thế hệ mới, các nhà nông chuyên nghiệp cần phải có sự tiếp cận sản xuất theo nhu cầu của xã hội và cần phải đẩy mạnh liên kết hợp tác để có thể đủ sức đương đầu với những thách thức của nền kinh tế thị trường.

 

Điều này đặt ra câu hỏi, tổ chức Hội đứng ở đâu trong quá trình chuyển đổi căn bản về giá trị sản xuất, phương thức sản xuất, tiếp cận thị trường của nông dân? Theo đó, tổ chức Hội cần phải phát huy vai trò trung tâm, với những giải pháp mạnh mẽ nhằm tuyên truyền, vận động, khắc phục thói quen sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết hợp tác, để nâng tầm các giá trị mà người nông dân sở hữu, đặc biệt là giá trị nhân văn, giá trị sinh thái... từ đó làm nên thương hiệu cho những người nông dân thế hệ mới.

 

Thứ ba, tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các cấp hội phải tích cực vào cuộc mạnh mẽ bằng những phần việc cụ thể, thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn; hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, trở thành nơi đáng sống.

 

Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, gắn với thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, thi đua xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa mới,... Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, nhân rộng, lan tỏa các mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh giỏi, nhất là các mô hình kinh tế hiệu quả cao để các mô hình, điển hình tiên tiến trở thành hạt nhân dẫn dắt, nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.

 

Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong nông nghiệp...; tăng cường hỗ trợ nông dân cả về phương thức sản xuất và định hướng ngành nghề; đồng thời, hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất thông qua việc hướng dẫn xây dựng các mô hình tổ, nhóm nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị, cạnh tranh ở thị trường trong tỉnh, trong nước và thị trường quốc tế. Đẩy mạnh việc tổ chức các hội chợ, xây dựng các trung tâm OCOP... nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 

Thứ năm, tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ động nắm bắt tình hình, nghiên cứu các vấn đề cụ thể đang gây khó khăn, bức xúc cho nông dân, đề ra các giải pháp hoặc kiến nghị các giải pháp, phản ánh kịp thời với cấp ủy, chính quyền để xử lý, giải quyết. Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành cơ chế, chính sách đồng bộ, hợp lý để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn.

 

Phát huy tốt vai trò tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là giám sát triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng; giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường./.

Bình luận