Tình cờ lấy cây rừng về giâm ở đất phèn, nông dân Tây Ninh hái lá bán vào siêu thị, cả làng phục lăn

Bình luận · 199 Lượt xem

Rau rừng, cái tên gọi chung cho các loại cây rừng có thể lấy lá non để ăn sống như trâm ổi, lộc vừng, mặt trăng, sơn máu, quế vị, cóc...đã không còn xa lạ với dân địa phương cũng như du khách gần xa khi đến với Tây Ninh, th

Rau rừng Tây Ninh cái tên gọi chung cho các loại cây rừng có thể lấy lá non để ăn sống như trâm ổi, lộc vừng, mặt trăng, sơn máu, quế vị, cóc... đã không còn xa lạ với người dân địa phương, cũng như du khách gần xa khi đến với Tây Ninh, thưởng thức món bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng kèm với rau rừng.

Tình cờ thứ cây rừng về giâm ở đất phèn, nông dân Tây Ninh hái lá bán vào siêu thị, cả làng phục lăn - Ảnh 1.

Rau quế vị Tây Ninh rất thơm.

Với nhiều chất vị như rau mặt trăng thì có vị chát, mùi thơm như lá mận; chùm mồi thì có vị chua chua, chát chát; cóc, xương máu thì chua chua… đã trở thành món rau ăn không thể thiếu khi thưởng thức cùng món bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng.

Đến với phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nơi được xem là thủ phủ rau rừng của Tây Ninh, mới thấy được sự kỳ công của người nông dân trồng rau rừng.

Ông Lê Văn Ngọc (phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng) là một trong những hộ đầu tiên của địa phương đã mạnh dạng chuyển đổi cây trồng, đưa cây rau rừng về canh tác trên đất lúa nhiễm phèn kém hiệu quả của gia đình.

  • Ai ngờ được một loại cá xưa rẻ như cho ở kênh rạch miền Tây lại giàu vitamin A, hóa đặc sản

Sau hơn một năm chăm sóc, không ai ngờ rằng, những loại rau hoang dại mọc ven sông, trên rừng ngày xưa như trâm ổi, lộc vừng, mặt trăng, sơn máu, quế vị, cóc... tưởng chừng như tuyệt chủng bởi diện tích rừng ngày thu hẹp...

Bên cạnh đó, nạn khai thác quá mức theo kiểu tận diệt do nguồn cung không đủ cầu, lại đâm chồi, nảy lộc xanh tươi trên diện tích hơn 5.000m2 đất nhiễm phèn của gia đình và ông Ngọc cũng không ngờ rằng, từ quyết định khá liều lĩnh của mình, mà giờ đây gia đình ông lại có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Theo ông Ngọc, mặc dù sở hữu hơn 1ha đất trồng lúa, thế nhưng, trước đây kinh tế của gia đình ông và nhiều người dân nơi đây vẫn bấp bênh bởi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đất đai không phù hợp, cây lúa cho năng xuất thấp. Ngoài thời gian làm đồng, hầu hết kinh tế bà còn dựa vào nghề tay trái là hái rau rừng ven sông Vàm Cỏ Đông để mưu sinh.

Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng về nguồn rau rừng sạch ngày càng lớn, bởi từ đây loại rau không thể thiếu khi ăn kèm với 2 món đặc sản của địa phương là bánh tráng phơi sương và bánh canh Trảng Bàng, khiến nguồn rau rừng trong tự nhiên ngày một khan hiếm.

Tình cờ thứ cây rừng về giâm ở đất phèn, nông dân Tây Ninh hái lá bán vào siêu thị, cả làng phục lăn - Ảnh 2.

Lá cây có tên là đọt mọt là một loại rau rừng Tây Ninh.

Để chủ động nguồn rau cung cấp cho thị trường quanh năm, mà không lệ thuộc vào cây thiên nhiên, ông Ngọc đã lặn lội tìm kiếm, bứng từng gốc cây rau rừng về thuần hóa trên đất ruộng nhiễm phèn của gia đình.

Ông Ngọc cho biết, ban đầu do chưa có kỹ thuật canh tác, cây rau rừng phát triển còi cọc, cho năng suất rất thấp và tỷ lệ sống khi trồng cũng không cao. Tuy nhiên, sau một thời gian trồng rút được nhiều kinh nghiệm, biết được đặc tính là loài cây sống ven sông cần độ ẩm cao, ông đã mạnh dạn đào nhiều rãnh nước trong vườn, từ đó vườn rau rừng ngày càng xanh tốt.

Ông Ngọc cũng cho biết, cây rau rừng vốn là cây hoang dã nên chịu được môi trường khắc nghiệt, ít gặp sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học, mà cây rau rừng chỉ thích hợp các loại phân hữu cơ và cần giữ độ ẩm tốt là cây tự sinh trưởng và phát triển tốt; đặc biệt cây rau rừng cho lá và đọt quanh năm, càng thu hoạch cây càng bung nhiều đọt, sản lượng thu hoạch năm sau luôn cao hơn năm trước.

Với diện tích 5.000m2 đất trồng rau rừng, trung bình mỗi ngày ông Ngọc thu hoạch được khoảng 50kg rau rừng, với giá bán bình quân gần 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 700 nghìn đồng/ngày, có thu nhập cao hơn 10 lần so với cây lúa trồng trước đó.

Thấy mô hình trồng rau rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân địa phương cũng đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích lúa kém năng suất sang trồng rau rừng. Cùng với đó, các tổ hợp tác rau rừng cũng dần hình thành nhằm liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm, trong đó tổ liên kết rau rừng Thanh Thúy do ông Nguyễn Hồng Mao, trú tại ấp Lộc Trác làm tổ trưởng là một trong những tổ liên kết hoạt động có hiệu quả.

Theo ông Mao, mỗi loại rau rừng đều mang đặc tính khác nhau; nếu lá non lộc vừng, trâm ổi làm thực khách nghe chát nịch đầu lưỡi, thì lá sơn máu có vị đắng nhẹ và ngọt hậu; rau mặt trăng, quế vị rừng có hương thơm mát, tất cả các loại hòa quyện vào nhau tạo thành hương vị ẩm thực rất đặc trưng, ai đã từng thưởng thức qua đều không thể nào quên, đó là một trong những yếu tố khiến rau rừng tại Trảng Bàng có chỗ đứng trên thị trường.

Tình cờ thứ cây rừng về giâm ở đất phèn, nông dân Tây Ninh hái lá bán vào siêu thị, cả làng phục lăn - Ảnh 3.

Lá bứa-một loại cây rừng thành rau rừng Tây Ninh trong nhiều món ăn ngon.

Anh Nguyễn Hồng Mao chia sẻ thêm, do xác định được đây là thực phẩm sạch, có vai trò quan trọng làm nên thương hiệu rau rừng của địa phương, ngay từ khi thành lập, tổ đã định hướng toàn bộ bà con phải sản xuất theo hướng VietGap. Đến nay tất cả các sản phẩm rau rừng của Tổ đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất an toàn, từ đó người tiêu dùng rất an tâm và tìm đến tổ để mua sản phẩm ngày một đông.

VietGAP như là giấy thông hành của tổ liên kết, từ đó, rau rừng của tổ hợp tác không chỉ có người tiêu dùng tại địa phương, tổ còn kết nối được với các hệ thống nhà hàng nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh và các siêu thị có tiếng như Aeon, Coop.Mart… giúp các tổ viên và bà con trong vùng có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm, ông Mao bộc bạch thêm.

Ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh cho biết, toàn xã có khoảng 30 hộ gia đình tham gia tổ liên kết rau rừng Thanh Thúy do ông Mao làm tổ trưởng. 

Hộ trồng ít nhất là 1.000m2, hộ nhiều nhất lên đến gần 1ha. Trung bình 1.000m2 đất trồng rau rừng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đây không chỉ là mô hình phát triển kinh tế mang về thu nhập ổn định mà còn là cách để người dân giữ gìn và phát triển đặc sản của vùng đất Trảng Bàng. 

Dự kiến, địa phương sẽ vận động nhân dân tiếp tục nhân rộng mô hình này để người dân ổn định cuộc sống.

Hiện người dân Trảng Bàng đang nhân rộng hơn 13 loại rau rừng như trâm ổi, lộc vừng, rau cách, mặt trăng, trâm sắn, sơn máu, rau chiếc, bí bái, chùm mồi, rau nhái, rau bứa, rau cóc, quế vị... trên diện tích hàng chục ha đất nhiễm phèn, là nguồn sống cho hàng trăm hộ gia đình ở địa phương này.

Bình luận