Nuôi heo bản địa giúp đồng bào miền núi thoát nghèo

Bình luận · 279 Lượt xem

Nuôi heo liên kết theo chuỗi giá trị không chỉ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân mà còn giúp địa phương bảo tồn nguồn gen quý của giống heo bản địa.

Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, công tác giảm nghèo ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) đang dần có bước chuyển tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tại huyện này, nhiều mô hình được triển khai mang lại hiệu quả, có triển vọng lớn, từng bước giúp đồng bào miền núi xóa đói, giảm nghèo.

 

Trong số đó, có thể kể đến mô hình nuôi heo cỏ địa phương liên kết theo chuỗi giá trị của Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng (xã Tà Bhing, Nam Giang). Đây là mô hình được hỗ trợ triển khai theo Chương trình Nghị quyết số 17/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 

Để triển khai chương trình, tháng 8/2022, huyện Nam Giang đã quyết định thành lập Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng với 15 thành viên. Trong đó 75% thành viên là người trong các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; 25% thành viên còn lại là những hộ sản xuất kinh doanh giỏi với vai trò dẫn dắt. Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 420 triệu đồng từ ngân sách địa phương để hợp tác xã đầu tư con giống, thức ăn và tập huấn kỹ thuật cho các thành viên.

Theo đại diện Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng, ngoài ngân sách tỉnh bố trí thì các thành viên sẽ đóng góp nguồn vốn đối ứng để xây dựng chuồng trại, hạ tầng giao thông cũng như đầu tư các trang thiết bị khác trong mô hình. Tuy nhiên, đa phần những người tham gia đều khó khăn về kinh tế nên toàn bộ kinh phí còn lại đều được huyện Nam Giang trích ngân sách huyện để hỗ trợ thực hiện.

 

Đến tháng 10/2022, mô hình được hoàn thành với kinh phí đầu tư hơn 900 triệu đồng trên diện tích khoảng 3.000m2, quy mô 120 con heo giống bản địa với hình thức nuôi bán chăn thả. Tính đến nay, qua gần 1 năm triển khai, mô hình cho thấy hiệu quả rất khả quan khi đàn heo phát triển tốt, heo giống và heo thịt xuất bán đều đặn với doanh thu khoảng trên 300 triệu đồng.

 

Anh Bríu Chéo, Tổ trưởng tổ sản xuất, Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng cho biết, đơn vị lựa chọn heo bản địa để thực hiện mô hình vì đây là là một trong những loài động vật đặc hữu có giá trị kinh tế cao của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Quảng Nam. Giống heo có sức đề kháng tốt nên rất ít khi bị nhiễm bệnh. Từ lúc thả nuôi đến nay, đàn heo trong trại chưa bị ảnh hưởng của các loại bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi hay dịch tai xanh mà chỉ bị các bệnh về hô hấp bình thường, có thể dễ dàng chữa trị.

 

“Giống heo này cũng dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc. Trung bình mỗi tuần chỉ cần 2 thành viên thực hiện các công việc như cho ăn, vệ sinh chuồng trại. Do đó, những thành viên còn lại sẽ có thời gian để làm những công việc khác. Ngoài ra, với việc được tập huấn về kỹ thuật nuôi, nhiều thành viên trong tổ cũng đã đưa heo giống về nuôi ở nhà, kiếm thêm thu nhập cho gia đình”, anh Chéo nói.

 

 

A

A

Khuyến nông Chăn nuôi Thú y Trồng trọt Khoa học - Công nghệ

Nuôi heo bản địa giúp đồng bào miền núi thoát nghèo

Thứ Tư 11/10/2023 , 10:54 (GMT+7)

Nuôi heo liên kết theo chuỗi giá trị không chỉ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân mà còn giúp địa phương bảo tồn nguồn gen quý của giống heo bản địa.

 

 

Giảm nghèo từ du lịch nông thôn

Thoát nghèo nhờ cây sầu riêng

Huyện biên giới Tri Tôn có có nhiều chính sách hay giúp người dân thoát nghèo

Mô hình nuôi heo cỏ địa phương theo chuỗi giá trị của Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng với sự tham gia của 15 thành viên với đa số là những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Ảnh: L.K.

Mô hình nuôi heo cỏ địa phương theo chuỗi giá trị của Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng với sự tham gia của 15 thành viên với đa số là những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Ảnh: L.K.

 

Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, công tác giảm nghèo ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) đang dần có bước chuyển tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tại huyện này, nhiều mô hình được triển khai mang lại hiệu quả, có triển vọng lớn, từng bước giúp đồng bào miền núi xóa đói, giảm nghèo.

 

Trong số đó, có thể kể đến mô hình nuôi heo cỏ địa phương liên kết theo chuỗi giá trị của Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng (xã Tà Bhing, Nam Giang). Đây là mô hình được hỗ trợ triển khai theo Chương trình Nghị quyết số 17/2019 của HĐND tỉnh Quảng Nam về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 

Để triển khai chương trình, tháng 8/2022, huyện Nam Giang đã quyết định thành lập Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng với 15 thành viên. Trong đó 75% thành viên là người trong các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; 25% thành viên còn lại là những hộ sản xuất kinh doanh giỏi với vai trò dẫn dắt. Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 420 triệu đồng từ ngân sách địa phương để hợp tác xã đầu tư con giống, thức ăn và tập huấn kỹ thuật cho các thành viên.

 

Heo nuôi theo mô hình chăn thả, thức ăn là các sản phẩm nông nghiệp nên thịt thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao. Ảnh: L.K.

Heo nuôi theo mô hình chăn thả, thức ăn là các sản phẩm nông nghiệp nên thịt thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao. Ảnh: L.K.

 

Theo đại diện Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng, ngoài ngân sách tỉnh bố trí thì các thành viên sẽ đóng góp nguồn vốn đối ứng để xây dựng chuồng trại, hạ tầng giao thông cũng như đầu tư các trang thiết bị khác trong mô hình. Tuy nhiên, đa phần những người tham gia đều khó khăn về kinh tế nên toàn bộ kinh phí còn lại đều được huyện Nam Giang trích ngân sách huyện để hỗ trợ thực hiện.

 

Đến tháng 10/2022, mô hình được hoàn thành với kinh phí đầu tư hơn 900 triệu đồng trên diện tích khoảng 3.000m2, quy mô 120 con heo giống bản địa với hình thức nuôi bán chăn thả. Tính đến nay, qua gần 1 năm triển khai, mô hình cho thấy hiệu quả rất khả quan khi đàn heo phát triển tốt, heo giống và heo thịt xuất bán đều đặn với doanh thu khoảng trên 300 triệu đồng.

 

Anh Bríu Chéo, Tổ trưởng tổ sản xuất, Hợp tác xã nông lâm nghiệp A Liêng cho biết, đơn vị lựa chọn heo bản địa để thực hiện mô hình vì đây là là một trong những loài động vật đặc hữu có giá trị kinh tế cao của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Quảng Nam. Giống heo có sức đề kháng tốt nên rất ít khi bị nhiễm bệnh. Từ lúc thả nuôi đến nay, đàn heo trong trại chưa bị ảnh hưởng của các loại bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi hay dịch tai xanh mà chỉ bị các bệnh về hô hấp bình thường, có thể dễ dàng chữa trị.

 

“Giống heo này cũng dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc. Trung bình mỗi tuần chỉ cần 2 thành viên thực hiện các công việc như cho ăn, vệ sinh chuồng trại. Do đó, những thành viên còn lại sẽ có thời gian để làm những công việc khác. Ngoài ra, với việc được tập huấn về kỹ thuật nuôi, nhiều thành viên trong tổ cũng đã đưa heo giống về nuôi ở nhà, kiếm thêm thu nhập cho gia đình”, anh Chéo nói.

 

Huyện Nam Giang hướng đến mở rộng quy mô liên kết với người chân nuôi trong vùng để tạo điều kiện cho người dân có sinh kế ổn định, từng bước thoát nghèo. Ảnh: L.K.

Huyện Nam Giang hướng đến mở rộng quy mô liên kết với người chân nuôi trong vùng để tạo điều kiện cho người dân có sinh kế ổn định, từng bước thoát nghèo. Ảnh: L.K.

 

Hiện tại, thức ăn của heo nuôi tại mô hình ở Hợp tác xã A Liêng chủ yếu là cây chuối rừng, bã bia, hoàn toàn không có thức ăn công nghiệp nên chi phí đầu vào thấp. Trong khi đó, thịt heo lại thơm, ngon nên có giá trị thương phẩm cao. Sau 6 tháng nuôi, heo đạt trọng lượng khoảng 30kg sẽ xuất chuồng. Với giá bán trên thị trường giao động từ 120 - 150 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi con heo bán ra sau khi trừ chi phí, hợp tác xã lãi từ 1,6 đến 2,5 triệu đồng.

 

Ngoài chăn nuôi trong mô hình, hiện nay, Hợp tác xã nông nghiệp A Liêng còn liên kết với 10 hộ chăn nuôi khác trong xã. Các hộ dân tham gia sẽ được mua heo giống với giá rẻ, được hợp tác xã bao tiêu đầu ra từ heo giống đến heo thịt theo giá thị trường. Đồng thời, các thành viên trong tổ sản xuất cũng thường xuyên phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nam Giang hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, an toàn.

 

“Với sản phẩm này và sự giúp đỡ của phòng NN-PTNT huyện Nam Giang thì dự tính từ nay cho đến khoảng 4 đến 5 năm tới chúng tôi sẽ không phải lo lắng về đầu ra. Với số lượng heo trong mô hình cùng với các hộ liên kết sản xuất bây giờ không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Do đó, tới đây, chúng tôi dự tính sẽ tiếp tục mở rộng thêm nhiều hộ liên kết để có được số lượng sản phẩm nhiều hơn”, anh Chéo chia sẻ.

 

Ông Hồ Viết Căn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nam Giang cho hay, đối với sản phẩm heo địa phương hiện nay đang rất ổn định về đầu ra. Ngoài việc hợp tác xã tự liên hệ thị trường thì Phòng Nông nghiệp huyện cũng thường xuyên kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu cũng như các chương trình, dự án cần giống heo để hỗ trợ cho người chăn nuôi ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

 

“Chúng tôi đang hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP heo cỏ địa phương trong tương lai. Điều này không chỉ nâng tầm được thương hiệu mà còn gia tăng giá trị, từng bước giúp các hộ dân tham gia mô hình liên kết chăn nuôi thoát nghèo, ổn định kinh tế. Cùng với đó, huyện cũng xác định sẽ chú trọng hơn nữa đến chất lượng con giống để cung ứng cho người chăn nuôi, cộng đồng, góp phần bảo tồn được nguồn gen quý của giống heo bản địa”, ông Căn nói.

Bình luận