Cà Mau: Dấu ấn chuyển đổi số trong phát triển kinh tế

Bình luận · 188 Lượt xem

Chuyển đổi số ngoài thúc đẩy phát triển xã hội số, công dân số còn góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế số ở địa phương. Trong đó, tăng trưởng các nền tảng số tăng trưởng đã đẩy mạnh quảng bá doanh nghiệp và

Những năm gần đây, chuyển đổi số đã dần gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân Cà Mau trên mọi lĩnh vực kinh tế đời sống. Khởi đầu, từ phần mềm trên điện thoại thông minh CaMau-G do tỉnh dày công xây dựng, đã gắn kết giữa cuộc sống số của người dân với chính quyền số. Dần, nhận thức của người dân về kinh tế số trên các nền tảng số khác cũng đã nâng lên. Qua đó, đã thúc đẩy thương mại số hình thành và khởi sắc.

 

Kéo theo đó, nền kinh số đã manh nha phát triển mạnh. Trong đó, kinh tế số đã giữ vai trò quan trọng trong quảng bá và tiêu thụ sản, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.

 

Theo bà Trương Hà Phương Anh, Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) cho biết, thời gian qua, chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh đã đạt được các kết quả tích cực.

Nhiều lĩnh vực thương mại số đã tăng mạnh như: mua, bán trên các sàn thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc,... Qua đó, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng mang thương hiệu của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh: madeincamau.com, Postmart; các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước: Sendo, Shopee, Lazada, Tiki…; Alibaba, Amazon… Ngoài ra, gần đây một số chủ thể OCOP đã mạnh dạn chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang nền tảng trực tuyến bằng việc gia nhập TikTok.

 

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam cho biết, TikTok - nền tảng xã hội có hơn 325 triệu người dùng mỗi tháng, đang là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại hiện nay. Theo bà Huỳnh Tố Nga, công tác tại bộ phận TikTok Shop Education của Công ty Tiktok Việt Nam, thì quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên TikTok Shop đang là xu thế phát triển nhanh của mua bán điện tử trong thời gian gần đây. Hiện tại, có rất nhiều kênh bán hàng là các chủ thể OCOP ở Cà Mau.

 

 

CHUYỂN ĐỔI SỐ

Cà Mau: Dấu ấn chuyển đổi số trong phát triển kinh tế

Hoàng Nam 07:00 11/10/2023

Chia sẻ Zalo 

Theo dõi Kinh tế đô thị trên Kinh tế đô thị trên Google news

Kinhtedothi – Chuyển đổi số ngoài thúc đẩy phát triển xã hội số, công dân số còn góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế số ở địa phương. Trong đó, tăng trưởng các nền tảng số tăng trưởng đã đẩy mạnh quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm địa phương, đặc biệt là sản phẩm OCCOP.

 

Ông Huỳnh Quốc Việt, CT UBND tỉnh Cà Mau (thứ 3 từ trái sang) cùng lãnh đạo tỉnh trong Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023.

Ông Huỳnh Quốc Việt, CT UBND tỉnh Cà Mau (thứ 3 từ trái sang) cùng lãnh đạo tỉnh trong Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10/2023.

TIN LIÊN QUAN

Cà Mau: Sẵn sàng cho tuần lễ chuyển đổi số

Cà Mau - Bạc Liêu: Rộn ràng ngày chuyển đổi số

 

 

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: ""Chuyển đổi số cần có sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị."

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: ""Chuyển đổi số cần có sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị."

 

119 sản phẩm OCOP và nền tảng số

 

Những năm gần đây, chuyển đổi số đã dần gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân Cà Mau trên mọi lĩnh vực kinh tế đời sống. Khởi đầu, từ phần mềm trên điện thoại thông minh CaMau-G do tỉnh dày công xây dựng, đã gắn kết giữa cuộc sống số của người dân với chính quyền số. Dần, nhận thức của người dân về kinh tế số trên các nền tảng số khác cũng đã nâng lên. Qua đó, đã thúc đẩy thương mại số hình thành và khởi sắc.

 

Kéo theo đó, nền kinh số đã manh nha phát triển mạnh. Trong đó, kinh tế số đã giữ vai trò quan trọng trong quảng bá và tiêu thụ sản, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.

 

Theo bà Trương Hà Phương Anh, Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) cho biết, thời gian qua, chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh đã đạt được các kết quả tích cực.

 

Sản phẩm OCOP mật ong U Minh Cà Mau

Sản phẩm OCOP mật ong U Minh Cà Mau

Nhiều lĩnh vực thương mại số đã tăng mạnh như: mua, bán trên các sàn thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc,... Qua đó, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng mang thương hiệu của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh: madeincamau.com, Postmart; các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước: Sendo, Shopee, Lazada, Tiki…; Alibaba, Amazon… Ngoài ra, gần đây một số chủ thể OCOP đã mạnh dạn chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang nền tảng trực tuyến bằng việc gia nhập TikTok.

 

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam cho biết, TikTok - nền tảng xã hội có hơn 325 triệu người dùng mỗi tháng, đang là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại hiện nay. Theo bà Huỳnh Tố Nga, công tác tại bộ phận TikTok Shop Education của Công ty Tiktok Việt Nam, thì quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên TikTok Shop đang là xu thế phát triển nhanh của mua bán điện tử trong thời gian gần đây. Hiện tại, có rất nhiều kênh bán hàng là các chủ thể OCOP ở Cà Mau.

 

Cà Mau hiện có 119 sản phẩm OCOP, tất cả đều đã lên sàn điện tử

Cà Mau hiện có 119 sản phẩm OCOP, tất cả đều đã lên sàn điện tử

Bà Trần Thị Xa, GĐ Hợp tác xã Ba Khía Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi chia sẻ: “Thời gian qua, sản phẩm của doanh nghiệp đã được tiêu thụ rất mạnh qua các nền tảng số như TikTok, Shoppee, Lazada, … Thông qua đó, doanh nghiệp đã quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh, từ đó tạo niềm tin với khách hàng và người tiêu dùng.”

 

Theo bà Xa, chuyển đổi số đã tạo được cơ hội lớn cho chủ thể OCOP, việc bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội sẽ dễ thu hút sự quan tâm của thị trường trên cộng đồng mạng, đây là kênh tiêu thụ sản phẩm tiềm năng cần được áp dụng rộng rãi. "Chỉ sau thời gian ngắn, quảng bá doanh nghiệp trên các ứng dụng bán hàng trực tuyến qua một số trang mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, nhất là kênh Tiktok, đơn hàng đã tăng lên đáng kể, thương hiệu về sản phẩm ba khía Đầm Dơi được khách hàng nhận diện tốt hơn", bà Xa chia sẻ.

 

Xác định chuyển đổi số đang là nhu cầu và xu thế của kinh tế số, sắp tới Cà Mau sẽ còn tiếp tục đẩy nhanh bằng việc tiếp tục thay đổi nâng cao nhận thức của doanh nghiệp người dân, qua đó thúc đẩy nhanh thương mại số phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Cà Mau phát triển.

 

 

“Thời gian tới, iPEC quyết tâm phối hợp cùng các sở, ban, ngành đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, các chủ thể OCOP chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Chúng tôi rất cần sự phối hợp của các sở ban, ngành và UBND các huyện và thành phố Cà Mau và sự hưởng ứng, tích cực của từ chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số trong thương mại hóa sản phẩm để tận dụng những thời cơ mới, phát triển sản xuất kinh doanh” - bà Trương Hà Phương Anh nhấn mạnh.

 

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

 

Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định: “Thời gian qua việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là đối với hoạt động kinh tế số. Trong đó, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên 8%, vượt so với mục tiêu đề ra trong năm 2023 là 8%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt đã có bước phát triển, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch.”

 

Theo ông, Chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, đưa tỉnh Cà Mau đạt 85,54/100 điểm trên bảng chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử, vươn lên đứng đầu cả nước trong nhiều tháng liên tục.

 

"Sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh nhà đã không ngừng nỗ lực, vươn lên vượt qua khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh góp phần ổn định cho kinh tế của tỉnh. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản trị, sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động" - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khẳng định.

 

Trong đóng góp của chuyển đổi số đối với thương mại điện tử ở Cà Mau, phải kể đến vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp bưu chính - viễn thông, ngân hàng trên địa bàn tỉnh, khi đã mang lại giá trị mới tiện ích cho người dân.

Theo đó, doanh nghiệp VNPT Cà Mau đã triển khai nhiều nền tảng, phần mềm, ứng dụng số phục vụ công tác chuyển đổi số của tỉnh. Doanh nghiệp này còn triển khai đồng loạt hơn 1.010 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn tỉnh, tạo sự ủng hộ tin dùng của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân. Bà Hồ Lệ Quyên, PGĐ VNPT Cà Mau cho biết, VNPT Cà Mau sẽ giới thiệu và demo các sản phẩm giải pháp số: Du lịch thông minh; Nông nghiệp thông minh; Chữ ký số điện tử Smart CA; IOC; AI Camera; Hệ thống xác thực thông minh CCCD gắn chip VNPT ID và Check AI, giải pháp điểm danh thông minh,… Với những nền tảng, ứng dụng công nghệ số này, hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của tỉnh, góp phần tăng trưởng thương mại số, kinh tế số trong thời gian tới.”

 

Ông Nguyễn Thành Tâm, GĐ Viettel Cà Mau cho biết: “Viettel Cà Mau đã tổ chức, triển khai nhiều hoạt động cung cấp miễn phí chữ ký số điện tử cá nhân Mysign, cung cấp miễn phí tài khoản Viettel Money thanh toán không dùng tiền mặt (hiện tại đã có hơn 25.000 người dân Cà Mau đăng ký sử dụng); triển khai các gói cước di động với khuyến mại Data siêu khủng dành riêng cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: gói cước CM125 với 7,5 GB/ngày; gói MXH120 miễn phí sử dụng Tiktok, Facebook, Youtube... nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số trên địa bàn.”

Bình luận