Thứ cá suối "ăn sạch, ở sạch" này đang được dân làng ở nơi cách TP Đà Nẵng 20km bảo tồn, đó là cá gì?

Bình luận · 194 Lượt xem

Bao đời nay, người dân thôn Tà Lang, Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, (TP Đà Nẵng) gắn liền với đặc sản cá niên-một loại cá suối. Theo tiếng Cơ Tu, cá niên được gọi là "A xiu hưr liêng". Già Siêng cho hay cá niên s

Cá niên là loại đặc sản không thể nuôi được, chỉ có trong tự nhiên. Nhìn những con suối, con khe vắng bóng cá niên, người Cơ Tu ở xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng quyết tâm hành động

Hai thôn Tà Lang, Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng nằm cách trung tâm thành phố chừng 20 km, gần đây trở thành điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng. 

 

Nơi đây không chỉ vang danh với cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có những đặc sản đậm vị núi rừng được chế biến từ cá niên.

 

 Cạn kiệt loài cá đặc sản địa phương

Tuy vậy, loài cá này đang ngày càng cạn kiệt do tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt trong những năm qua. "Chừng 5, 10 năm trước, ra suối khe là thấy cá niên bơi từng đàn. Mình lội qua suối còn dẫm phải cá. Bà con muốn có cá ăn thì đem lao, đem súng bắn tên ra suối hoặc thả lưới; khoảng 1 giờ là được cả 5 đến 10 kg cá. 

 

Bây giờ, cá hiếm, không có mà ăn" - già làng Bùi Văn Siêng, thôn Giàn Bí, than thở.

 

Trồng loại cây thẳng tuột thơm lừng, bán từ vỏ đến lá, dân ở một huyện của Quảng Nam đổi đời

 

Bao đời nay, người dân Tà Lang, Giàn Bí gắn liền với đặc sản cá niên. Theo tiếng Cơ Tu, cá niên được gọi là "A xiu hưr liêng". 

 

Già Siêng cho hay cá niên sống theo đàn, tập trung ở vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn, nơi có nước chảy xiết. 

 

Cá niên có thân dẹt, hơi giống cá chép, mình thon, dài gần bằng gang tay và có màu trắng bạc, luôn bơi ngược dòng, chỉ ăn rong rêu nên rất sạch. Khi trưởng thành, con cá to bằng 3 ngón tay, nặng khoảng 200 đến 300 g.

 

Anh A Lăng Nhiêu, trú thôn Tà Lang, cho biết mình từng bắt được con cá niên nặng đến 800 g. Cá to như vậy rất hiếm. 

 

 

Người dân thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) được trao phương tiện đánh bắt cá truyền thống khi tham gia bảo tồn cá niên

 

 

Du khách tham gia trải nghiệm tour săn bắt cá niên theo kiểu truyền thống tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

 

A Lăng Nhiêu, từ 9 tuổi, đã cùng bạn bè ra suối gần nhà bắt cá niên. Bọn trẻ như Nhiêu dùng cần câu; nhóm thanh niên dùng lao, dùng súng mũi tên sắt bắn cá.

 

"Cá niên nhiều nhất vào mùa hè khi nước ở khe, suối cạn kiệt. Vào mùa mưa, cá sinh nở, từng đàn bơi ngược dòng để đẻ trứng nhưng bây giờ ngày càng hiếm" - A Lăng Nhiêu buồn bã.

 

Đứng ở suối Vũng Bọt, nơi giao nhau giữa sông Nam, sông Bắc của xã Hòa Bắc, A Lăng Nhiêu thở dài bởi đang mùa sinh sản nhưng không còn thấy bóng dáng những đàn cá niên di cư.

 

Theo anh, giao thông giữa thành phố và vùng núi Hòa Bắc thuận lợi, đặc sản cá niên cũng theo đó được chuyển về vùng xuôi.

 

Nhu cầu cá niên đặc sản ngày càng cao nên giá thu mua càng tăng (hiện cá niên bán tại xã Hòa Bắc có giá dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg).

 

"Người từ nơi khác đổ về những con sông, con suối ở Hòa Bắc, dùng xung điện, mìn để đánh cá. Cá suối bất kể loại gì, to, nhỏ chết nổi trắng bụng, họ đều vớt hết mang bán. Cá niên ngày càng cạn kiệt là do vậy" - A Lăng Nhiêu thất vọng.

 

Cá niên là đặc sản của núi rừng Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

 

Chung tay bảo tồn bền vững

Ông Trương Thanh Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) thừa nhận tình trạng săn bắt tự do bằng các phương pháp tận diệt khiến cá niên cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng. 

 

Nơi này ở Đồng Nai, vì sao nông dân chọn trồng hoa huỳnh anh ven đường nông thôn mới?

 

Từ ý tưởng của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hòa Bắc, UBND xã đã quyết định thành lập dự án "Bảo tồn và khai thác bền vững cá niên tại thôn Tà Lang, Giàn Bí". 

 

Tổ có 30 thành viên ở 2 thôn. Những người này sẽ được tập huấn kiến thức, kỹ năng để trở thành những tuyên truyền viên, vận động cộng đồng người Cơ Tu hiểu được nguy cơ và giá trị của cá niên. UBND xã cũng đã chọn 6 địa điểm khe suối làm khu vực bảo tồn, gắn biển cảnh báo, tuyệt đối không cho săn bắt để cá niên có nơi trú ẩn và sinh sản. 

 

"Việc này sẽ được đưa vào hương ước để bảo vệ. Các thành viên tổ có nhiệm vụ kiểm tra, tố giác đến chính quyền về các hành vi sai trái trong đánh bắt cá niên, như việc dùng xung điện, thuốc nổ" - ông Nhân nhấn mạnh.

 

TS Chu Mạnh Trinh, chuyên gia Quỹ Môi trường toàn cầu Việt Nam (GEF), cho biết cá niên chỉ sống trong môi trường tự nhiên nên việc săn bắt cá niên ở tự nhiên không thể cấm hay quản lý. Dự án nói trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và đánh bắt cá. 

 

"Từ việc thực hiện dự án, người dân của Tà Lang, Giàn Bí sẽ được cấp các phương tiện đánh bắt truyền thống gồm kính lặn, một súng bắn cá thủ công và một chiếc giỏ tre để bắn những con cá to.

 

Người dân trong vùng cũng cam kết không đánh bắt cá trong mùa sinh sản" - ông Trinh khẳng định.

 

Theo ông Trinh, mô hình bảo tồn cá niên ở Hòa Bắc sẽ học tập mô hình bảo tồn, phát triển cua đá rất thành công ở Cù lao Chàm. 

 

Các thành viên trong tổ sẽ đến tham quan Cù lao Chàm để hiểu thêm về giá trị của cá niên khi được bảo tồn, phát triển bền vững như cua đá. Cá niên khi được bảo tồn và khai thác đúng cách cũng sẽ có giá trị cao hơn.

 

Ông Phan Văn Thu, Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Tà Lang - Tổ trưởng Tổ Bảo tồn và khai thác bền vững cá niên, cho biết ông cùng người dân Cơ Tu ở Tà Lang, Giàn Bí đều mong muốn bảo tồn loài cá ngon này. 

 

Bà con thống nhất không sử dụng các biện pháp đánh bắt hủy diệt. Mọi người cũng cam kết chỉ bắt cá trong mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch và chỉ bắt cá có trọng lượng 300 g trở lên. 

 

"Chúng tôi mong muốn bảo tồn để con cá niên phát triển trở lại. Cá niên gắn liền với văn hóa người Cơ Tu, với núi rừng từ bao đời nay. Nếu nó bị tận diệt thì bà con buồn lắm nên mọi người phải tìm cách và đồng lòng bảo vệ" - ông Thu bày tỏ.

 

Thu hút du khách

 

Ông Bùi Hoài Vũ, trú thôn Tà Lang, thợ săn cá nổi tiếng ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) và là người tiên phong mở tour du lịch khám phá mạo hiểm ở xã này, cũng cho hay cá niên ngày càng cạn kiệt; người săn cá phải đi đến những con suối, khe ít người đến được mới bắt được cá.

 

Ông Vũ cho rằng khi cá niên được bảo tồn tốt sẽ thu hút thêm nhiều du khách đến với các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm ở Hòa Bắc.

 

Trong đó có loại hình săn cá niên, theo ông Vũ, khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi tham gia săn cá niên theo kiểu truyền thống. Người dân địa phương nhờ đó cũng tăng thêm thu nhập khi sẽ có thêm nhiều loại nông sản, mặt hàng thủ công được tiêu thụ nếu đông du khách đến tham quan.

Bình luận