Số liệu thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, hiện có trên 73% dân số Việt Nam sử dụng internet, trong số đó có tới 78% người dùng tham gia mua sắm trực tuyến.
Trong đó chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, doanh thu mảng thương mại điện tử bán lẻ ước đạt 10,3 tỉ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Doanh thu lớn tuy nhiên Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng có đến 80 - 90% hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được tiêu thụ, mua bán trên không gian mạng.
Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh mới đây vừa tiêu hủy các lô hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu lớn như Zara, Gucci, Louis Vuitton... bày bán công khai trên môi trường thương mại điện tử và thị trường kinh doanh truyền thống.
Thống kê 8 tháng đầu năm 2023, Cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 2900 vụ và trong đó xử lý là 2578 vụ vi phạm. Với số tiền xử phạt là hơn 44,8 tỷ đồng, số tang vật vi phạm bị tịch thu trị giá khoảng hơn 31 tỷ đồng. Tiêu hủy số tang vật hơn 46,6 tỷ đồng. Thu nộp ngân sách là khoảng hơn 54,7 tỷ đồng, trong đó thì bao gồm cả tiền phạt hành chính, tiền bán hàng hóa, tịch thu và tiền truy thu.
Thời gian tới lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch trọng điểm về về chống hàng giả tại các địa bàn trọng điểm. Trong đó trọng tâm là tập trung kiểm tra, xử lý hàng giả trên mạng, trên môi trường thương mại điện tử bằng các hoạt động đồng bộ. Tuy nhiên để xử lý được vấn nạn điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng.
Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu vì còn làm như vậy là còn thỏa hiệp với hàng giả. Đối với doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, vượt qua tâm lý e ngại, tránh né khi biết trên thị trường có sản phẩm của mình bị làm giả.