Hội nghị tổng kết Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016-2021

Bình luận · 844 Lượt xem

Ngày 3/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 – 2021 và nhiệm vụ trọng tâm thực


Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh:Vietq)

 

Chương trình MTQG xây dựng NTM là chiến lược phát triển toàn diện, với bài toán đặt ra là xây dựng NTM cần được cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm nước ngoài và trong nước để đảm bảo sự thành công, tính hiệu quả, tạo ra những đột phá mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM.
Đây là Chương trình KHCN đặc thù, có mục tiêu, nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc nhiều chuyên ngành KHCN, phạm vi nghiên cứu trải rộng trên địa bàn nông thôn toàn quốc, tác động đến nhiều đối tượng với trung tâm là nông dân.
Chương trình được triển khai liên tục, có tính kế thừa qua hai giai đoạn: Giai đoạn I (2011-2015, kéo dài đến 2017) thực hiện theo Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012; Giai đoạn II (2016-2020, kéo dài đến 6/2022), thực hiện theo Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017.
Dù kế thừa giai đoạn I, nhưng mục tiêu và nội dung giai đoạn II được điều chỉnh theo hướng nâng cao, tập trung vào những yêu cầu mới, cao hơn của xây dựng NTM giai đoạn (2016-2020). Ở giai đoạn này, Chương trình thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành Chương trình MTQG xây dựng NTM và các quy định về quản lý, thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ hiện hành của Nhà nước.
Trong 5 năm qua, cả nước đã có trên 70% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên các tạp chí chuyên ngành với 80 bộ tài liệu hoặc sổ tay hướng dẫn; 152 bài báo khoa học; 100% các nhiệm vụ có kết quả được cơ quan chuyên môn hoặc các địa phương tiếp nhận, đưa vào thực tế xây dựng NTM.
Qua đó, hầu hết các mô hình sản xuất đều tăng được hiệu quả từ 25% trở lên và góp phần tăng thu nhập cho nông dân trên 20% trong phạm vi dự án; các đề tài, dự án đều tham gia nhiệm vụ đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, cho 11.000 lượt người, vượt chỉ tiêu đề ra (10.000 người).
Về kinh phí, Chương trình đã tích cực huy động sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng với vốn đầu tư vào triển khai các đề tài, dự án. Trong tổng số kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 là 585,76 tỷ đồng, kinh phí đối ứng ngoài nhà nước là 236,54 tỷ đồng, chiếm 40,4%. Phần ngân sách nhà nước cấp là 379 tỷ đồng, trong đó để thực hiện các đề tài, dự án là trên 324,3 tỷ, cắt giảm theo quy định là 29,8 tỷ.
Với số lượng giới hạn các đề tài, dự án, kết quả nghiên cứu của Chương trình về cơ bản đã phủ toàn bộ 05 nhóm nội dung này và các tiểu nhóm trong từng nhóm. Từ 84 nhiệm vụ ở giai đoạn II, số đề tài, dự án tham gia nghiên cứu từng nhóm nội dung cộng lại lên tới trên 180 nhiệm vụ, tạo ra 339 sản phẩm mới; đề xuất 160 nhóm chính sách, giải pháp ở nhiều lĩnh vực; hoàn thiện 97 quy trình sản xuất và công nghệ để chuyển giao vào sản xuất; xây dựng được 208 mô hình các loại.
Chương trình KHCN đã góp phần hoàn thiện nhiều cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng của xây dựng NTM, góp phần phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ xây dựng NTM trên cả nước. Đồng thời, Chương trình cũng góp phần nâng cao nông thôn Việt Nam, phát huy vai trò của các chủ thể và các yếu tố cơ bản của mô hình NTM bền vững, cải tổ phương thức huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM không có điểm dừng và là con đường nâng cao chất lượng NTM gắn với tính thiết thực, sự hài lòng và mức độ hạnh phúc của người dân…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong xây dựng NTM phải song hành để chuyển hoá được tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học trong xây dựng NTM phải mang yếu tố kinh tế, gắn với thị trường, chi phí đầu vào; chuyển từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị trên sản phẩm nông nghiệp”.
Bộ trưởng gợi mở: Một đề tài KHCN gắn với nông nghiệp hay phải là đề tài dễ ứng dụng rộng ở nhiều địa phương khác nhau, tạo liên kết và khơi dậy tiềm năng ở các địa phương. Mong rằng mỗi đề tài KHCN đến với người nông dân chính là cơ hội giúp người nông dân nâng cao tri thức, tăng năng suất lao động, tạo sức bật mới cho nông nghiệp, nông thôn./.

NLA (Mard.gov.vn)

Bình luận