Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn thứ bảy trên thế giới và dân số nằm trong nhóm 2 quốc gia dẫn đầu thế giới. Việt Nam - Ấn Độ đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2016, do đó, mở ra nhiều cơ hội phát triển quan hệ toàn diện ổn định trên lĩnh vực chính trị, quốc phòng, tạo tiền đề phát triển và khai thác tiềm năng hợp tác kinh tế.
Mục tiêu trở thành nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024 của Ấn Độ và mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2025 của Việt Nam sẽ mở ra những chân trời mới cho quan hệ giữa 2 nước. Do đó, đánh giá cán cân thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có vai trò quan trọng về mặt lý luận, nhằm mục tiêu đánh giá cơ cấu thị trường và áp dụng vào thực tiễn nhằm thúc đẩy thương mại. Nghiên cứu này làm sáng tỏ các chỉ số về thương mại của Việt Nam - Ấn Độ và khuyến nghị để thúc đẩy thương mại giữa 2 quốc gia.
Tổng quan về thương mại Việt Nam - Ấn Độ
Trong giai đoạn 2015-2021, thương mại Việt Nam tăng trưởng dương với mức tăng trung bình khoảng 13% khi xét về xuất hoặc nhập khẩu, so với tổng xuất khẩu thể giới, Việt Nam chiếm 1,3% xét về giá trị nhập khẩu và chiếm 1,4% xét về xuất khẩu. Cán cân thương mại với Ấn Độ biến động giữa xuất siêu và nhập siêu song không ngừng tăng lên khi xét về giá trị.
Thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ bị gián đoạn nặng nề năm 2020, đây là năm đầu tiên dịch bệnh phát triển thành đại dịch COVID-19. Năm 2021, nhập khẩu của Việt Nam tăng vọt nên nhập siêu 0,7 tỷ USD. Nhìn chung trong giai đoạn 2015 – 2021, xét về thương mại của Việt Nam, giao thương với Ấn Độ chiếm cơ cấu 1,8% đối với xuất khẩu và chiếm 2% đối với nhập khẩu
Xét về thương mại, thế mạnh các ngành xuất khẩu Việt Nam phải kể đến là nhóm hàng nông, thủy sản; hàng dệt, may; gỗ và các sản phẩm gỗ. Ngoài ra, còn có các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử; điện thoại và các loại linh kiện, tuy nhiên phần đa các sản phẩm này xuất từ các công ty đầu tư nước ngoài. Còn nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm tới trên 30% tổng giá trị nhập khẩu. Tiếp theo là nhu cầu về nhập khẩu vải, chất dẻo và nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu…
Cơ cấu các nhóm hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam và Ấn Độ chủ yếu là nhóm hàng chế biến, chế tạo, sau đó là vật liệu xây dựng và nông, thủy sản.
Hiện nay, Ấn Độ đang mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, theo Bộ Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (2022), hiệp định thương mại tự do (FTA) của Ấn Độ với Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất có hiệu lực ngày 01/5/2022 cùng hàng loạt các hiệp định khác mà Ấn Độ đang tham gia đàm phán sẽ tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Ấn Độ, do đó, sức ép về chất lượng, mẫu mã là rất lớn. Việc tìm hiểu các đặc điểm, tập quán kinh doanh của người Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá mức độ có đi có lại trong toàn bộ cán cân thương mại, nghiên cứu của Wadhva và cộng sự (1985) đã đề xuất một chỉ số đo lường tính tương hỗ thương mại. Công thức tính chỉ số như sau:
TCTCTCTC
Zalo Office
Đầu tư - Kinh doanh
Đánh giá xuất, nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ qua các chỉ số thương mại
TS. Lê Thị Quỳnh Nhung - Học viện Ngân hàng
05:13 08/10/2023
Nghiên cứu đánh giá thương mại Việt Nam với đối tác Ấn Độ qua chỉ số tương hỗ và chỉ số cường độ thương mại. Thông qua dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2021, kết quả cho thấy, tính trung bình chỉ số tương hỗ là 0,91, do đó thương mại 2 nước khá cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. Cường độ xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thấp, tính trung bình là 0,76, cường độ nhập khẩu đạt mức trung bình với bình quân chỉ số là 1. Do vậy, cần thúc đẩy hơn nữa thương mại của 2 nước định hướng theo các mặt hàng dựa vào cán cân thương mại, thông qua ngân hàng đóng vai trò trung gian để giao dịch bằng nội tệ của 2 quốc gia.
Trong giai đoạn 2015-2021, thương mại Việt Nam tăng trưởng dương với mức tăng trung bình khoảng 13%.
Trong giai đoạn 2015-2021, thương mại Việt Nam tăng trưởng dương với mức tăng trung bình khoảng 13%.
Giới thiệu
Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn thứ bảy trên thế giới và dân số nằm trong nhóm 2 quốc gia dẫn đầu thế giới. Việt Nam - Ấn Độ đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2016, do đó, mở ra nhiều cơ hội phát triển quan hệ toàn diện ổn định trên lĩnh vực chính trị, quốc phòng, tạo tiền đề phát triển và khai thác tiềm năng hợp tác kinh tế.
Mục tiêu trở thành nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024 của Ấn Độ và mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2025 của Việt Nam sẽ mở ra những chân trời mới cho quan hệ giữa 2 nước. Do đó, đánh giá cán cân thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có vai trò quan trọng về mặt lý luận, nhằm mục tiêu đánh giá cơ cấu thị trường và áp dụng vào thực tiễn nhằm thúc đẩy thương mại. Nghiên cứu này làm sáng tỏ các chỉ số về thương mại của Việt Nam - Ấn Độ và khuyến nghị để thúc đẩy thương mại giữa 2 quốc gia.
Tổng quan về thương mại Việt Nam - Ấn Độ
Trong giai đoạn 2015-2021, thương mại Việt Nam tăng trưởng dương với mức tăng trung bình khoảng 13% khi xét về xuất hoặc nhập khẩu, so với tổng xuất khẩu thể giới, Việt Nam chiếm 1,3% xét về giá trị nhập khẩu và chiếm 1,4% xét về xuất khẩu. Cán cân thương mại với Ấn Độ biến động giữa xuất siêu và nhập siêu song không ngừng tăng lên khi xét về giá trị.
Thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ bị gián đoạn nặng nề năm 2020, đây là năm đầu tiên dịch bệnh phát triển thành đại dịch COVID-19. Năm 2021, nhập khẩu của Việt Nam tăng vọt nên nhập siêu 0,7 tỷ USD. Nhìn chung trong giai đoạn 2015 – 2021, xét về thương mại của Việt Nam, giao thương với Ấn Độ chiếm cơ cấu 1,8% đối với xuất khẩu và chiếm 2% đối với nhập khẩu (Hình 1).
Hình 1: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2015 – 2021 (Tỷ USD).
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào dữ liệu Tổng cục Hải quan
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào dữ liệu Tổng cục Hải quan
Xét về thương mại, thế mạnh các ngành xuất khẩu Việt Nam phải kể đến là nhóm hàng nông, thủy sản; hàng dệt, may; gỗ và các sản phẩm gỗ. Ngoài ra, còn có các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử; điện thoại và các loại linh kiện, tuy nhiên phần đa các sản phẩm này xuất từ các công ty đầu tư nước ngoài. Còn nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm tới trên 30% tổng giá trị nhập khẩu. Tiếp theo là nhu cầu về nhập khẩu vải, chất dẻo và nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu…
Cơ cấu các nhóm hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam và Ấn Độ chủ yếu là nhóm hàng chế biến, chế tạo, sau đó là vật liệu xây dựng và nông, thủy sản.
Hiện nay, Ấn Độ đang mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, theo Bộ Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (2022), hiệp định thương mại tự do (FTA) của Ấn Độ với Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất có hiệu lực ngày 01/5/2022 cùng hàng loạt các hiệp định khác mà Ấn Độ đang tham gia đàm phán sẽ tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Ấn Độ, do đó, sức ép về chất lượng, mẫu mã là rất lớn. Việc tìm hiểu các đặc điểm, tập quán kinh doanh của người Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá mức độ có đi có lại trong toàn bộ cán cân thương mại, nghiên cứu của Wadhva và cộng sự (1985) đã đề xuất một chỉ số đo lường tính tương hỗ thương mại. Công thức tính chỉ số như sau:
Đánh giá xuất, nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ qua các chỉ số thương mại - Ảnh 1
Trong đó:
θ = Chỉ số đối ứng (chỉ số tương hỗ) thương mại (trade reciprocity index); ekt là xuất khẩu của quốc gia k sang quốc gia t và etk là xuất khẩu của quốc gia t sang quốc gia k.
n = tổng số quốc gia tham gia trong bối cảnh song phương hoặc nhóm trong khu vực.
Chỉ số tương hỗ luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Nếu chỉ số θ = 1, điều đó có nghĩa là các cặp quốc gia có thương mại đối ứng hoàn hảo. Ngược lại, nếu chỉ số bằng 0 có nghĩa là không có thương mại lẫn nhau, một quốc gia chỉ xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ đối tác thương mại kia, điều này khiến họ hoàn toàn phụ thuộc vào bên kia và do đó chỉ số trở nên tối thiểu. Bano (2014) đã đơn giản công thức trên với n = 2 và giả thuyết các quốc gia không thể xuất khẩu cho chính họ (e11 = e22 = 0), phương trình có dạng như sau:
Ngoài chỉ số trên, chỉ số cường độ thương mại (The intensity of trade) lần đầu tiên được áp dụng bởi Brown (1947) và sau đó được phát triển bởi Kojima (1964). Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ thương mại lẫn nhau giữa các quốc gia trong một khối thương mại (chẳng hạn mối quan hệ song phương) so với tổng khối lượng thương mại của họ trong thương mại thế giới. Chỉ số cường độ thương mại được chia thành 2 chỉ số: chỉ số cường độ xuất khẩu và chỉ số cường độ nhập khẩu. Chỉ số này có dạng phương trình như sau:
ExpIkt = Chỉ số cường độ xuất khẩu từ quốc gia k sang quốc gia t
EXPkt = Giá trị xuất khẩu của quốc gia k vào quốc gia t
EXPk = Tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia k
IMPt = Giá trị nhập khẩu của quốc gia t
IMPk = Giá trị nhập khẩu của quốc gia k
IMPw = Tổng giá trị nhập khẩu của thế giới
Tương tự, chỉ số cường độ nhập khẩu là:
Trong đó:
ImpIkt = Chỉ số cường độ nhập khẩu vào quốc gia k từ quốc gia t.
IMPkt = Giá trị nhập khẩu của quốc gia k từ quốc gia t.
EXPt = Tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia t
EXPw = Tổng giá trị xuất khẩu của thế giới
Nếu chỉ số trở cao hơn 1, nghĩa là quốc gia t là đối tác thương mại quan trọng hơn đối với quốc gia k so với các quốc gia khác, nói cách khác là có cường độ thương mại (tương ứng trong xuất khẩu, nhập khẩu) giữa 2 quốc gia hơn cao hơn và quan trọng trong thương mại thế giới. Ngược lại, nếu chỉ số nhỏ hơn 1 thì cường độ thương mại thấp.
Kết quả nghiên cứu
Dữ liệu về thương mại Việt Nam - Ấn Độ được lấy theo năm, trong giai đoạn từ 2015-2021. Nguồn dữ liệu được lấy từ Ngân hàng Thế giới và dữ liệu của Tổng cục Hải quan.