Đến xã An Bình huyện Phú Giáo (Bình Dương), nhắc đến ông Đinh Ngọc Khương ai cũng biết bởi ông là một trong những người tiên phong đưa gà vào nuôi trong trại lạnh theo quy trình công nghệ cao thành công, góp phần đem lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đứng trong khuôn viên trang trại được bố trí rất khoa học và đảm bảo an toàn dịch bệnh theo đúng quy trình mà ngành chức năng khuyến cáo, ông Khương cho biết: Trước đây ông cũng nuôi gà gia công cho công ty nước ngoài. Sau nhiều năm làm và rút kinh nghiệm cho bản thân, năm 2012, ông quyết định tự bỏ vốn làm chuồng trại, để tự mình làm chủ.
Ban đầu, ông chỉ đủ vốn làm 2 trang trại gà hở với 20.000 con. Sau khi tích lũy được vốn liếng, nhận thấy việc nuôi trại hở tốn nhiều công chăm sóc, rủi ro dịch bệnh cao, ông chuyển dần sang mô hình nuôi gà công nghệ cao trong trại lạnh khép kín.
Mô hình nuôi gà ứng dụng công nghệ cao là thay đổi từ trại hở sang trại kín, có hệ thống làm lạnh, hệ thống dẫn thức ăn, dẫn nước làm mát…, do đó sẽ giảm thiểu vấn đề dùng kháng sinh, đặc biệt không cần nhiều công nhân. Nếu thời gian nuôi bằng mô hình nuôi gà hở cần đến 60 ngày với trại lạnh, chỉ cần 52 ngày là có thể cho xuất bán gà thịt.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, tiêu chí hàng đầu của trang trại là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, chính vì vậy bên trong trang trại, ngoài khu nuôi còn có các khu vực, như: khu vực nhà máy phát điện, khu căn tin, khu giải trí sinh hoạt và khu nhà ở của công nhân lao động. Đối với khách đến tham quan, trước khi vào trại cần thực hiện đầy đủ các bước sát khử khuẩn theo quy định.
“Để tránh các loại dịch bệnh, ngoài việc vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng và khử trùng thường xuyên theo khuyến cáo của ngành thú y, kinh nghiệm của người chăn nuôi rất quan trọng. Những năm gần đây, dịch cúm gia cầm lây lan khá mạnh nên người nuôi muốn tránh bệnh cho gia cầm phải chăm sóc kỹ. Chỉ cần quan sát giấc ngủ và phân của gà có thể phát hiện ra bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời”, ông Khương chia sẻ.
Theo ông Khương, chăn nuôi trại lạnh, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mà số lượng nhân công chăn nuôi cũng giảm khoảng 70%. Đầu tư chăn nuôi trại lạnh không chỉ phù hợp với chủ trương của địa phương mà còn là sự lựa chọn cần thiết với nông dân. Bởi khi nuôi trại lạnh, được đầu tư khép kín, nông dân yên tâm phát triển kinh tế gia đình.
A
A
Khuyến nông Chăn nuôi Thú y Trồng trọt Khoa học - Công nghệ
An toàn dịch bệnh nhờ chăn nuôi công nghệ cao [Bài cuối]: Nuôi gà trong trại lạnh
Chủ Nhật 08/10/2023 , 17:17 (GMT+7)
BÌNH DƯƠNG Nuôi gà mô hình trại lạnh công nghệ cao vừa đảm bảo môi trường, an toàn dịch bệnh mà số lượng nhân công chăn nuôi cũng giảm được tới 70%.
An toàn dịch bệnh nhờ chăn nuôi công nghệ cao: [Bài 1] Nuôi vịt trên sàn lạnh
An toàn dịch bệnh nhờ chăn nuôi công nghệ cao: [Bài 2] Trang trại bò sữa tự động hóa
An toàn dịch bệnh nhờ chăn nuôi công nghệ cao: [Bài 3] Nuôi heo trong chuồng lạnh
An toàn dịch bệnh nhờ chăn nuôi công nghệ cao: [Bài 4] Chuyển từ nhỏ lẻ sang trang trại quy mô
Trang trại gà thương phẩm công nghệ cao của ông Đinh Ngọc Khương tại xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương). Ảnh: Trần Trung.
Trang trại gà thương phẩm công nghệ cao của ông Đinh Ngọc Khương tại xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương). Ảnh: Trần Trung.
Đến xã An Bình huyện Phú Giáo (Bình Dương), nhắc đến ông Đinh Ngọc Khương ai cũng biết bởi ông là một trong những người tiên phong đưa gà vào nuôi trong trại lạnh theo quy trình công nghệ cao thành công, góp phần đem lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đứng trong khuôn viên trang trại được bố trí rất khoa học và đảm bảo an toàn dịch bệnh theo đúng quy trình mà ngành chức năng khuyến cáo, ông Khương cho biết: Trước đây ông cũng nuôi gà gia công cho công ty nước ngoài. Sau nhiều năm làm và rút kinh nghiệm cho bản thân, năm 2012, ông quyết định tự bỏ vốn làm chuồng trại, để tự mình làm chủ.
Ban đầu, ông chỉ đủ vốn làm 2 trang trại gà hở với 20.000 con. Sau khi tích lũy được vốn liếng, nhận thấy việc nuôi trại hở tốn nhiều công chăm sóc, rủi ro dịch bệnh cao, ông chuyển dần sang mô hình nuôi gà công nghệ cao trong trại lạnh khép kín.
Chăn nuôi trại lạnh, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mà số lượng nhân công chăn nuôi cũng giảm khoảng 70%. Ảnh: Trần Trung.
Chăn nuôi trại lạnh, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mà số lượng nhân công chăn nuôi cũng giảm khoảng 70%. Ảnh: Trần Trung.
Mô hình nuôi gà ứng dụng công nghệ cao là thay đổi từ trại hở sang trại kín, có hệ thống làm lạnh, hệ thống dẫn thức ăn, dẫn nước làm mát…, do đó sẽ giảm thiểu vấn đề dùng kháng sinh, đặc biệt không cần nhiều công nhân. Nếu thời gian nuôi bằng mô hình nuôi gà hở cần đến 60 ngày với trại lạnh, chỉ cần 52 ngày là có thể cho xuất bán gà thịt.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, tiêu chí hàng đầu của trang trại là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, chính vì vậy bên trong trang trại, ngoài khu nuôi còn có các khu vực, như: khu vực nhà máy phát điện, khu căn tin, khu giải trí sinh hoạt và khu nhà ở của công nhân lao động. Đối với khách đến tham quan, trước khi vào trại cần thực hiện đầy đủ các bước sát khử khuẩn theo quy định.
“Để tránh các loại dịch bệnh, ngoài việc vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng và khử trùng thường xuyên theo khuyến cáo của ngành thú y, kinh nghiệm của người chăn nuôi rất quan trọng. Những năm gần đây, dịch cúm gia cầm lây lan khá mạnh nên người nuôi muốn tránh bệnh cho gia cầm phải chăm sóc kỹ. Chỉ cần quan sát giấc ngủ và phân của gà có thể phát hiện ra bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời”, ông Khương chia sẻ.
Theo ông Khương, chăn nuôi trại lạnh, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, mà số lượng nhân công chăn nuôi cũng giảm khoảng 70%. Đầu tư chăn nuôi trại lạnh không chỉ phù hợp với chủ trương của địa phương mà còn là sự lựa chọn cần thiết với nông dân. Bởi khi nuôi trại lạnh, được đầu tư khép kín, nông dân yên tâm phát triển kinh tế gia đình.
Khu vực nhà máy ấp trứng của ông Khương. Ảnh: Trần Trung.
Khu vực nhà máy ấp trứng của ông Khương. Ảnh: Trần Trung.
Giúp nhau làm giàu
Sau khi làm chủ công nghệ, để chủ động nguồn giống và chia sẻ giống cho bà con trong vùng, từ năm 2014, ông mạnh dạn đầu tư xây dựng tiếp phòng ấp trứng công suất cao.
Đến khu vực nhà máy ấp trứng, đập vào mắt chúng tôi là phòng xông trứng, phòng bảo quản trứng, phòng ấp trứng, phòng soi trứng, phòng gà nở ra con và phòng ra gà. Tất cả những công đoạn này đều được thực hiện bằng máy móc hiện đại liên tục ngày đêm dưới sự giám sát của công nhân lành nghề.
“Khi chưa có dây chuyền tự động, các công đoạn như xông, bảo quản, soi trứng và canh gà nở mất khá nhiều thời gian mà hiệu quả chỉ đạt 70- 80%. Kể từ khi đầu tư dây chuyền ấp trứng hiện đại, tỷ lệ trứng đạt tăng lên gần như tuyệt đối”, ông Khương phấn khởi nói.
Hiện, trang trại của ông có diện tích gần 30.000m2, tổng đàn gà dao động khoảng 400.000 - 600.000 con. Trong đó, hơn 40.000 gà đẻ cùng 12 máy ấp hiện đại để sản xuất gà giống, bình quân 15.000 - 17.000 trứng/ngày, doanh thu gần 1 tỷ đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
Theo ông Khương, mô hình này mặc dù đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên để theo nghề, người nông dân không chỉ cần vốn mà phải am hiểu về chăn nuôi. “Khi đã tự ấp nở con giống thành công, tôi không ngại chia sẻ kinh nghiệm, lợi ích với người chăn nuôi gia cầm ở trong và ngoài tỉnh để cung cấp gà giống. Sau đó, tôi thu mua lại gà thương phẩm của bà con để tiêu thụ, bước đầu, trang trại đang liên kết với 18 nông hộ tại địa phương và không ngừng mở rộng”, ông Khương chia sẻ.
Theo ông Trần Minh Đức, Trưởng Trạm Chăn nuôi Thú y huyện Phú Giáo, trong những năm qua, địa phương đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm trong các trang trại tập trung, gắn với công tác xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đảm bảo đàn vật nuôi trên địa bàn phát triển ổn định.
“Hiện ngành nông nghiệp đang hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, bảo đảm an toàn dịch bệnh nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi tham gia, mở rộng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi nhằm ổn định giá cả và đầu ra cho sản phẩm.
Với sự nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ, ông Đinh Ngọc Khương đã trở thành một tấm gương nông dân tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh Bình Dương vinh danh giai đoạn 2019-2021 và là một trong số 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021”, ông Trần Minh Đức cho biết.