Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam: Vì một tương lai trọn vẹn hơn

Bình luận · 201 Lượt xem

Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam Trần Thanh Vũ: Có thể năm nay gạo Việt Nam sẽ bứt phá thần tốc, giá có thể cao chót vót, nhưng những năm sau nữa thì sao?

A

Kinh tế Thị trường Việc làm Doanh nghiệp Bất động sản Tái cơ cấu Nông nghiệp

Xây dựng ngành hàng lúa gạo mới

Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam: Vì một tương lai trọn vẹn hơn

Thứ Bảy 02/09/2023 , 15:30 (GMT+7)

Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam Trần Thanh Vũ: Có thể năm nay gạo Việt Nam sẽ bứt phá thần tốc, giá có thể cao chót vót, nhưng những năm sau nữa thì sao?

 

Cục Trồng trọt hợp tác cùng Syngenta Việt Nam phát triển bền vững ngành trồng trọt

Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam: Chất lượng gạo là yếu tố tiên quyết

Làm ruộng thời 4.0: Dùng thiết bị bay không người lái

Syngenta Việt Nam hợp tác chiến lược với Viện Lúa ĐBSCL

Bài liên quan

Góc nhìn về hành động trọng tâm phát triển ngành lúa gạo bền vững

Góc nhìn về hành động trọng tâm phát triển ngành lúa gạo bền vững

Thời gian qua, khi khắp các trang báo không ngớt bàn luận về cơ hội để lúa gạo Việt Nam bứt phá và vươn xa trên thị trường thế giới trước các biến động của thị trường lương thực toàn cầu, vẫn còn đó những trăn trở khôn nguôi về một tương lai trọn vẹn hơn cho hạt gạo Việt Nam.

 

Cơ hội đến cùng thử thách

Hạt gạo từ bao đời đã là niềm tự hào của nông dân Việt Nam. Chẳng ai có thể tưởng tượng một đất nước mới gượng dậy sau chiến tranh lại có thể bứt phá trở thành nước xuất khẩu gạo chỉ sau chưa đầy 15 năm nỗ lực. Từ 1 triệu tấn gạo xuất khẩu đầu tiên năm 1989, nước ta đã vươn lên trong tốp các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới ở hiện tại. Có những thời điểm, giá gạo trắng Việt Nam xác lập nhiều kỷ lục, vượt cả giá gạo của 2 siêu cường xuất khẩu gạo là Thái Lan và Ấn Độ, bên cạnh đó, gạo Việt cũng bước đầu thành công vào được các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu…

Nhưng thử thách cũng đến cùng cơ hội khi những năm gần đây, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu khiến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, áp lực sâu bệnh hại gia tăng làm giảm sức cạnh tranh của lúa gạo trên thị trường quốc tế, cản trở các nỗ lực cải thiện thu nhập của bà con. Điều này khiến bất cứ ai gắn bó với nền nông nghiệp nước nhà cũng không ngừng tự hỏi: Làm sao để chúng ta giữ được từng thửa đất màu mỡ, những cách đồng lúa chín vàng cho thế hệ con cháu tiếp nối phát huy? Giá trị của hạt gạo Việt cần được nâng tầm như thế nào để đảm bảo kế sinh nhai cho bà con nông dân?

 

Do những biến động trên thị trường lương thực toàn cầu, có thể năm nay gạo Việt Nam sẽ bứt phá thần tốc, giá có thể cao chót vót, nhưng những năm sau nữa thì sao? Với những cá nhân, tổ chức gắn bó với ngành nông nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đầu ngành như Syngenta, chúng tôi hiểu rất rõ sản lượng ổn định, chất lượng tốt vẫn chưa đủ để tận dụng cơ hội này một cách bền vững, mà còn phải chú trọng tăng trưởng xanh theo xu hướng của toàn cầu.

 

Từ phía nông dân, theo đuổi hướng sản xuất xanh cũng đem lại lợi ích rõ ràng cho bản thân họ vì có thể giảm chi phí tối đa, tăng lợi nhuận, đảm bảo quy trình canh tác bền vững. Bài toán đặt ra là làm sao chuyển mình nhịp nhàng theo mục tiêu "xanh hóa" để lúa gạo Việt bứt phá hơn và nông dân được hưởng lợi nhiều nhất.

 

Sứ mệnh mới của lúa gạo Việt Nam

 

Hơn 30 năm Syngenta có mặt ở Việt Nam và gắn bó chặt chẽ với ngành lúa gạo, chúng tôi hiểu rõ việc “xanh hóa” sản xuất lúa không phải chuyện ngày một ngày hai. Những tác động khó lường của thời tiết, biến đổi khí hậu hay áp lực sâu bệnh hại gia tăng khiến hoạt động canh tác lúa ngày càng trở nên khó khăn.

Ở một số nơi, bà con nông dân vẫn giữ tập quán canh tác cũ, cũng như chưa dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng cách nên vừa làm tăng chi phí sản xuất, lại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa gạo, gây nên những tác động xấu đến môi trường. Đây là điều mà Syngenta mong muốn giúp đỡ bà con thay đổi nhất trong hành trình tăng trưởng xanh cho cây lúa.

 

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ NN-PTNT cũng rất chú trọng tới việc phát triển ngành lúa gạo theo hướng sản xuất xanh, giảm phát thải và bền vững. Thiết nghĩ, đây sẽ là bàn đạp quan trọng để ngành lúa gạo thực hiện sứ mệnh mới trong giai đoạn then chốt này, đó là: Nâng cao chất lượng hạt gạo cùng tăng trưởng xanh, thúc đẩy các thành phần trong chuỗi giá trị lúa gạo, tăng cường hợp tác để khẳng định thương hiệu gạo Việt, đảm bảo an ninh lương thực và giúp nghề trồng lúa bền vững hơn, cải thiện thu nhập và đời sống của bà con nông dân.

 

Lấy nông dân làm trọng tâm để canh tác lúa bền vững

“Tam nông” phải lấy nông dân làm gốc – đây cũng chính là triết lí mà Syngenta luôn tâm niệm cho mọi hoạt động của mình. Tin tưởng vào điều đó, trong suốt hơn 3 thập kỷ qua tại Việt Nam, Syngenta đã bền bỉ hỗ trợ hàng triệu nông dân cải thiện phương thức canh tác, tăng năng suất và chất lượng lúa gạo theo hướng tăng trưởng xanh bằng các giải pháp và tiến bộ khoa học trong 2 lĩnh vực trụ cột là nông dược và hạt giống.

 

Năm 2016, Syngenta đã nghiên cứu và áp dụng thành công quy trình GroMoreTM trên cây lúa nhằm tối đa hóa năng suất, chất lượng, gia tăng hiệu quả đầu tư cho nông dân thông qua việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, quản lý sâu bệnh hại, giảm số lần phun so với tập quán canh tác địa phương. Giải pháp này đã phát huy hiệu quả cao trên các mô hình khảo nghiệm khắp cả nước, tạo động lực để bà con mạnh dạn áp dụng những cải tiến mới cho cây lúa. GroMoreTM cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ về canh tác lúa theo hướng sản xuất xanh và các chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”.

Gần đây nhất, Syngenta vừa giới thiệu sản phẩm Incipio® 200SC với công nghệ hoạt chất PLINAZOLIN®, với liều lượng sử dụng thấp chỉ 20gram hoạt chất/ha, nhà nông có thể giảm tới 80% lượng thuốc BVTV sử dụng trên đồng ruộng so với các sản phẩm cùng phân khúc. Từ đó giảm thiểu được chi phí sản xuất, đảm bảo năng suất, gia tăng thu nhập và ổn định hệ sinh thái trên đồng ruộng cũng như an toàn hơn cho con người và môi trường.

 

Để tiếp thêm tự tin cho bà con, Syngenta đã phát động chương trình nâng cao nhận thức về thuốc BVTV, chủ động hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới giúp nông dân tối ưu hóa mật độ gieo sạ, giảm lượng hạt giống tiêu thụ cho mỗi vụ canh tác, hay kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, có trách nhiệm giúp bảo vệ sức khỏe và môi trường.

 

Bên cạnh đó, Syngenta còn đẩy mạnh hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp lớn và cả cơ quan chính phủ để giúp nông dân hiểu đúng và đủ về vai trò cũng như lợi ích của việc canh tác đúng quy trình theo lộ trình tăng trưởng xanh, sau đó là tạo dựng được các mô hình bài bản, được hỗ trợ bởi khoa học kỹ thuật để áp dụng cho nhà nông.

 

Một vài ví dụ điển hình như nghiên cứu tạo ra giống lúa thuần cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu hạn, chịu mặn và chống chịu sâu bệnh tốt sẽ có thể giúp kéo giảm lượng tiêu thụ thuốc BVTV trong canh tác, giảm phát thải và bảo tồn đa dạng sinh học trên ruộng lúa. Hay việc nâng cao kỹ năng, kiến thức cho nhân lực ngành lúa gạo khi cùng nghiên cứu, tập huấn, trình diễn các giải pháp BVTV cho cán bộ, giảng viên khuyến nông ở các địa phương và vùng canh tác lúa trọng điểm.

 

Hành trình nâng tầm hạt gạo Việt chưa bao giờ là dễ dàng. Dẫu vậy, với bề dày hơn 250 năm lịch sử, tôi tin rằng Syngenta sẽ kiên định đồng hành cùng bà con nông dân Việt Nam để tạo ra những hạt gạo chất lượng tốt nhất, với quy trình sản xuất đạt năng suất cao và bền vững. Chỉ khi bà con yên tâm canh tác, luôn phấn khởi và tự hào với thành phẩm mình tạo ra thì gạo Việt mới đủ sức bay xa trên trường quốc tế.

Bình luận