Nhiều giải pháp thiết thực trong lĩnh vực kinh tế

Bình luận · 193 Lượt xem

Xác định được vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng các đề tài, qua đó, nâng cao năng suất lao động, tiết giả

 

CHÍNH TRỊ

KINH TẾ

XÃ HỘI

PHÁP LUẬT

THỂ THAO

DU LỊCH

VĂN HOÁ

QUỐC TẾ

ĐỜI SỐNG

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

BẠN ĐỌC

MULTIMEDIA

Khoa học - Công nghệ

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX

Nhiều giải pháp thiết thực trong lĩnh vực kinh tế

Thứ 6, 06/10/2023 | 10:15:17 [GMT +7]

A A

 Lưu

 In

 

 

 Email

Xác định được vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng các đề tài, qua đó, nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí, thúc đẩy phát triển bền vững. Từ thực tiễn, các đơn vị tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện để tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX.

 

 

Ban Tổ chức Hội thi kiểm tra thực tế việc triển khai đề tài tại Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin. (Ảnh: Hồng Việt)

Sản lượng than hầm lò của Công ty Than Vàng Danh chủ yếu được khai thác từ các lò chợ theo hệ thống khai thác cột dài theo phương. Để chuẩn bị cho lò chợ kế tiếp với lò chợ đang khai thác, hiện Công ty Than Vàng Danh đang áp dụng hai phương pháp là đào lò song song chân cách lò dọc vỉa vận tải khoảng 15÷30m để bảo vệ và duy trì lò vận tải phục vụ cho lò chợ kế tiếp và đào mới lò dọc vỉa thông gió cho lò chợ kế tiếp cách lò vận tải của lò chợ liền kề, khoảng cách giữa hai đường lò từ 15÷30m để tránh ảnh hưởng lẫn nhau và đảm bảo ổn định cho lò thông gió được đào mới. Với mỗi lò chợ, Công ty đang phải chi phí 2 đường lò và để lại một trụ than bảo vệ có chiều rộng từ 15-30m, gây tổn thất tài nguyên, chi phí mét lò chuẩn bị và giá thành sản xuất cao.

 

Thực tế kể trên đã đặt ra vấn đề nghiên cứu áp dụng giải pháp để khai thác triệt để được trữ lượng than trong trụ bảo vệ lò dọc vỉa vận tải, đồng thời duy trì sử dụng lại đường lò này làm lò thông gió cho lò chợ kế tiếp mà không phải đào lò mới. Khi đó, vấn đề chống giữ đường lò dọc vỉa vận tải phải được lưu ý đặc biệt để đồng thời đảm bảo yêu cầu chịu tải với ảnh hưởng bởi áp lực mỏ từ công tác khai thác lò chợ và duy trì không gian đường lò đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn để phục vụ thông gió, đi lại, vận chuyển thiết bị, vật liệu khi được sử dụng làm lò thông gió cho lò chợ liền kề phía dưới.

 

Giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả do ông Vương Minh Thu, Phó Giám đốc Công ty làm chủ nhiệm đề tài đã đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu lựa chọn và áp dụng giải pháp chống giữ gia cường phù hợp nhằm duy trì sử dụng lại lò vận tải lò chợ tại Công ty CP Than Vàng Danh - Vinacomin”. Đề tài đã được áp dụng thực tiễn tại Công ty từ năm 2020. Thực tế cho thấy, việc áp dụng đề tài mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và an toàn bởi giảm triệt để vật tư, nhân lực, phương tiện, giảm áp lực tác động lên nóc lò, chất lượng chống giữ đường lò tốt.

Tại hội thi năm nay, nhóm tác giả do Tiến sĩ Hoàng Hùng Thắng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, làm chủ nhiệm đề tài đã tham gia đề tài nghiên cứu chế tạo gạch không nung từ đá thải phát sinh trong quá trình khai thác mỏ than. Theo đó, nhóm tác giả đã sử dụng đất đá thải mỏ từ khai thác than thay thế cốt liệu đá mạt để sản xuất gạch không nung đảm bảo TCVN 6477-20216 với mác gạch 7,5. Đây là nguồn nguyên liệu sẵn có tại Quảng Ninh. Theo ước tính, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than đến năm 2025 khoảng 4,6 triệu tấn. Do đó, đây là một hướng đi đúng trong xử lý chất thải rắn từ khai thác than, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

 

Tiến sĩ Hoàng Hùng Thắng, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, cho biết: Hiện nay, đất đá thải mỏ đã được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành xây dựng. Do đó, việc nghiên cứu sản xuất gạch không nung từ đất đá thải mỏ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, góp phần giảm độ cao bãi thải, bảo vệ môi trường.

 

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX còn có nhiều đề tài khác có hàm lượng khoa học cao, thể hiện sự đầu tư nghiên cứu của các tác giả, tính ứng dụng rộng rãi như: Phác đồ phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng, mô hình nuôi biển đa canh bằng vật liệu HDPE, nghiên cứu đưa máy đào lò EBH-45 vào thi công đào lò... Các đề tài này sẽ không chỉ góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển ổn định của mỗi đơn vị, tiết giảm tối đa chi phí, nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo động lực quan trọng cho kinh tế địa phương.

Bình luận