Hợp tác xã, doanh nghiệp kêu khó tiếp cận chính sách
Những năm qua, xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) được thành phố quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng được bê tông hóa, thận lợi thu hoạch rau màu và giao thương.
KINH TẾ
NÔNG THÔN MỚI
Vì sao Hà Nội chưa hình thành được vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
Ánh Ngọc 16:03 11/04/2023
Chia sẻ Zalo
Theo dõi Kinh tế đô thị trên Kinh tế đô thị trên Google news
Kinhtedothi - Hà Nội mới có một doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hà Nội cũng chưa hình thành được vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí của thành phố. Vậy đâu là nguyên nhân?
TIN LIÊN QUAN
Nông nghiệp Hà Nội phải là điển hình của cả nước về khoa học công nghệ
Nông nghiệp Hà Nội năm 2022 tăng trưởng ấn tượng
Hợp tác xã, doanh nghiệp kêu khó tiếp cận chính sách
Những năm qua, xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) được thành phố quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nội đồng được bê tông hóa, thận lợi thu hoạch rau màu và giao thương.
Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc
Mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Văn Đức Trần Xuân Điệu, nhiều hợp tác xã và hộ dân có tiềm lực lớn muốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất nhưng xã không dám cho phép bởi phải xin thủ tục qua nhiều cấp, nhiều đơn vị liên quan, rất khó khăn và đều không khả thi. Đó là lý do đến nay, Văn Đức chưa có mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nào bài bản.
Cho rằng việc mở rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao là rất khó, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan trăn trở: Toàn huyện có 5 mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao. Các mô hình quy mô còn nhỏ nhưng đã phát huy hiệu quả kinh tế lớn, tạo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khó khăn về tích tụ, tập trung đất đai; các doanh nghiệp, hợp tác xã thiếu vốn trong mở rộng quy mô sản xuất; thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế là những rào cản cản của nông nghiệp công nghệ cao của địa phương.
Đề cập đến những hạn chế trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) Hoàng Văn Thám cho biết: Để được TP hỗ trợ, mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao phải bảo đảm 2 yếu tố, đó là đáp ứng theo tiêu chí của thành phố và nằm trong vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Trong khi đó đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã đều không bảo đảm được 2 yếu tố này.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải nhìn nhận, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vận dụng vào thực tế còn bất cập. Chẳng hạn như, Nghị định 57/2018/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn rất khó tiếp cận, do phương thức hỗ trợ sau đầu tư nên doanh nghiệp khó khăn về vốn không thực hiện được.
Sẽ sửa đổi, bổ sung chính sách
Theo báo cáo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay TP vẫn chưa triển khai được các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Các tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã ban hành tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 của UBND TP cũng khó thực hiện, đặc biệt là tiêu chí về diện tích đất quá lớn, không phù hợp với địa phương.
Thực tế, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội về cơ bản có quy mô nhỏ. Mặt khác, TP cũng chưa có cơ chế về quy trình, thủ tục hướng dẫn các định mức kỹ thuật chi tiết theo danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
Nhận định về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường phân tích: Khó khăn nhất của Hà Nội trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là diện tích đất nhỏ hẹp nên khó thu hút doanh nghiệp lớn vào đầu tư. Do vậy, thành phố chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ nông dân có điều kiện ứng dụng công nghệ cao.
Các đơn vị chuyên môn của Sở vận động, hỗ trợ nông dân trong một hợp tác xã cùng sản xuất một mặt hàng như rau, hoa, cây ăn quả... ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; doanh nghiệp sẽ liên kết với nông dân, tư vấn về quy trình, kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm có giá trị. Nhiều vùng nhỏ cộng lại sẽ thành vùng lớn” – ông Tạ Văn Tường cho hay.
Về giải pháp nhằm triển khai hiệu quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, theo ông Tạ Văn Tường, hiện tại Sở đã trình UBND thành phố Hà Nội xem xét, ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Chương trình khi đi vào thực tiễn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng hiệu quả công nghệ cao, chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sinh thái, hiện đại.