Hiệu quả từ phát triển cây chè gắn với du lịch

Bình luận · 212 Lượt xem

Là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, Phú Thọ có nhiều lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng để phát triển cây chè. Trong chiến lược phát triển, tỉnh Phú Thọ xác định chè là cây trồng thế mạnh, góp phần quan trọng phát triển kin

Vùng đất nơi đây có vẻ đẹp thiên nhiên trong lành, bình yên cùng những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Mường, Dao… Chính bởi vẻ đẹp nguyên sơ ấy đã hấp dẫn rất nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, đặc biệt là chương trình khám phá đồi chè xã Long Cốc, xã Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn).

Những đồi chè hình bát úp xanh ngát, nhấp nhô như những con sóng uốn quanh hồ nước trong mát. Mùa hè là mùa đẹp nhất của đồi chè, luôn nhộn nhịp các đoàn khách chụp ảnh quay phim, từ những bức ảnh chụp đồi chè Long Cốc đoạt các giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế mà hình ảnh đồi chè trung du được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.

Long Cốc là xã khu vực II thuộc huyện miền núi Tân Sơn với đa số đồng bào dân tộc Mường sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng và chế biến chè. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã là 201/830 hộ, chiếm 24,21%. Những năm gần đây, nhờ thay đổi trong phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nên sản phẩm chè của Long Cốc đã thực sự giúp đồng bào nơi đây thoát nghèo.

Hiện nay xã đã có hơn 692ha chè, trong đó 657ha chè đang cho thu hoạch với năng suất 14,25 tấn/ha. Cây chè mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho người dân địa phương. Người lao động khi sản xuất và chế biến chè mỗi tháng có thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 8,22% (năm 2020). Một số nhà đầu tư, Hợp tác xã đã giúp xã kết nối người sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho người trồng chè. Mục tiêu của mô hình là hướng người dân sản xuất và chế biến chè an toàn, chè sạch, tiến tới xây dựng thương hiệu chè hữu cơ của Long Cốc nhằm tăng thu nhập cho người trồng chè và có sản phẩm tốt cung cấp cho xã hội

Bình luận