Chủ động phòng bệnh từ xa bằng vacxin

Bình luận · 218 Lượt xem

Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững.

 

 

A

A

Khuyến nông Chăn nuôi Thú y Trồng trọt Khoa học - Công nghệ

Bảo vệ đàn vật nuôi dịp cuối năm

Chủ động phòng bệnh từ xa bằng vacxin

Thứ Năm 05/10/2023 , 08:58 (GMT+7)

Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững.

 

 

Đồng Nai: Gần 330 trang trại nuôi gia công không có thủ tục môi trường

Kiên Giang mở rộng chăn nuôi an toàn sinh học

Chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, dịch bệnh ít, lợi nhuận nhiều

Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại

Những tháng đầu năm, chăn nuôi ở Bình Thuận giữ vững ổn định nhờ chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: KS.

Những tháng đầu năm, chăn nuôi ở Bình Thuận giữ vững ổn định nhờ chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: KS.

 

Không bùng phát dịch bệnh nguy hiểm

Ông Nguyễn Trọng Hiệp, Trưởng Phòng Chăn nuôi và Thú y (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Thuận) cho biết, tính đến tháng 8/2023, tổng đàn bò của toàn tỉnh gần 180.000 con (tăng 3%); đàn lợn có 378.000 con (không tính lợn con theo mẹ), tăng 9% và đàn gia cầm gần 6,6 triệu con (tăng 23%) so cùng kỳ năm ngoái.

 

Những tháng qua, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không xảy ra các dịch bệnh như: cúm gia cầm, viêm da nổi cục trâu, bò, lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh trên lợn và dịch tả lợn Châu Phi. Một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch.

 

Ông Nguyễn Đức Tiến, một hộ chăn nuôi lợn ở xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh cho biết, nhờ chú trọng tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ, kịp thời và đảm bảo dinh dưỡng đã giúp vật nuôi nâng cáo sức đề kháng nên đàn lợn thịt của ông luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh.

 

Theo ông Nguyễn Đức Tiến, từ đầu năm đến nay, gia đình ông xuất 3 lứa lợn khoảng 90 con, với giá từ 53.000 - 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi trung bình dưới 1 triệu đồng/con.

 

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Thắm, ở thôn Hồng Trung, xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình chuyên nuôi gà nòi thả vườn cũng đảm bảo an toàn dịch bệnh, không xảy ra cúm gia cầm.

 

Chị Thắm cho biết, để phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, gia đình chủ đồng tiêm vacxin cúm gia cầm, hạn chế người ra vào khu chăn nuôi và thường xuyên phun thuốc sát trùng trong trại nuôi và xung quanh. Nhờ đó, với đàn gà bố mẹ luôn duy trì 500 con, mỗi năm chị xuất bán 1.000 con gà thịt và 7.000-8.000 con gà giống, sau khi trừ chi phí lãi trên dưới 200 triệu đồng.

 

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, từ đầu năm đến nay, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh đó là nhờ các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhất là đẩy mạnh công tác tiêm phòng vacxin gắn với công tác tăng cường kiểm soát vệ sinh thú y và quản lý hoạt động kinh doanh, giết mổ.

 

Theo đó, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức tiêm phòng các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hơn 15 triệu liều vacxin bằng 102% so với cùng kỳ và đạt 66% kế hoạch năm 2023. Đồng thời, thực hiện kiểm dịch hơn 4,3 triệu con, bằng 114% so với cùng kỳ và đạt 96% kế hoạch năm 2023 và kiểm soát giết mổ 43.000 con gia súc, gia cầm các loại, xấp xỉ với cùng kỳ năm 2022.

 

Ngoài ra, ngành thú y Bình Thuận còn phối hợp cùng với chính quyền các địa phương triển khai có hiệu quả tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 1/2023. Tổng số hóa chất đã sử dụng trong tháng vệ sinh khử trùng gần 13.000 lít thuốc sát trùng và 20 tấn vôi, với hơn 246 lượt phun tiêu độc khử trùng tại các chợ, gần 220 lượt phun tại các điểm công cộng và hàng ngàn cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo tiêm vacxin tối thiểu 80%

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận nhấn mạnh, việc tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững. Tuy nhiên, qua theo dõi một số địa phương có tỷ lệ tiêm phòng vacxin đạt thấp, cũng như tiến độ tiêm phòng chậm và công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm chưa thường xuyên. 

 

Một bộ phận nhỏ người chăn nuôi có tư tưởng chủ quan với dịch bệnh, chưa chú trọng tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; chậm khai báo tình hình dịch bệnh để kịp thời xử lý.

 

Để khắc phục tình trạng trên, ngành nông nghiệp Bình Thuận chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Thuận phối hợp các địa phương tăng cường tuyên truyền các hộ chăn nuôi tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Đồng thời, Sở NN-PTNT sẽ phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030 bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

 

Hiện tại, người chăn nuôi bắt đầu tập trung tái đàn, tạo nguồn cung ứng thịt ra thị trường những tháng cuối năm và các kỳ lễ tết sắp tới. Cùng với đó, nhu cầu giao thương buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật gia tăng mạnh nên nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm trong thời gian tới là rất cao.

 

Vì vậy, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, sẽ chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh rà soát, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vacxin phòng bệnh trên động vật bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng để đảm bảo đàn gia súc, gia cầm được bảo hộ.

Đặc biệt đẩy mạnh tiêm phòng các loại vcxin phòng bệnh truyền lây từ động vật sang người như: bệnh dại trên đàn chó, mèo; bệnh cúm gia cầm H5N1, H5N6…Triển khai có hiệu quả tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường đợt 2 từ 15/9 đến 15/10/2023.

 

Tăng cường công tác kiểm dịch xuất tỉnh và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là thời điểm các tháng giáp Tết Nguyên đán; thực hiện tốt chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.

 

Đối với chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh động vật nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng. Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, người chăn nuôi tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

 

Người chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất tại chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; áp dụng các biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc tơ truyền bệnh (muỗi, ve, bọ chét, ruồi) và tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Chủ động bảo đảm kinh phí mua vacxin để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

Bình luận