Nông dân cần tổ khuyến nông cộng đồng với tư cách là người kết nối trong chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Võ Dũng.
Nông dân cần tổ khuyến nông cộng đồng với tư cách là người kết nối trong chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Võ Dũng.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương và địa phương, cuối năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tham mưu Sở NN-PTNT Quảng Trị ban hành chủ trương thành lập, quy chế hoạt động các tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã. Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị phối hợp UBND các huyện đã triển khai đến các xã, phổ biến và hướng dẫn thành lập tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã trên toàn tỉnh.
Sau khi thành lập Tổ Khuyến nông cộng đồng cụm Vĩnh Linh - Gio Linh - Cam Lộ và Hải Lăng - Triệu Phong, Quảng Trị đã thành lập thêm 8 tổ khuyến nông cộng đồng mở rộng; 107 tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã. Hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng đã bắt đầu đi vào quy củ nhưng vẫn chỉ ở mức sơ khai, còn nhiều bỡ ngỡ bởi những khó khăn khách quan.
Để duy trì hoạt động, tạo nguồn thu, các tổ khuyến nông cộng đồng phải trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chính là những người trả thù lao cho các tổ khuyến nông cộng đồng.
Được thành lập và đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 nhưng theo ông Võ Thanh Tú, Phó Chủ tịch UBND xã - Tổ trưởng Tổ Khuyến nông cộng đồng xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ), đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa coi đơn vị này là khách hàng bởi nhiều lý do.
Theo ông Tú, Tổ Khuyến nông cộng đồng xã Cam Thủy được thành lập bao gồm Phó Chủ tịch UBND xã và xã viên hợp tác xã. Hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng tuân thủ nguyên tắc không bổ sung thêm biên chế. Điều này về lý thuyết là phù hợp với tinh thần không tăng thêm biên chế hưởng lương ngân sách.
Tuy nhiên, khối lượng công việc của các thành viên trong tổ khuyến nông cộng đồng lại tăng thêm. Thời gian đầu mới đi vào hoạt động, các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng gần như chưa có thu nhập gì thêm tương xứng với khối lượng công việc đang đảm nhận. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng và động lực trong công tác của các thành viên.
A
A
Khuyến nông Chăn nuôi Thú y Trồng trọt Khoa học - Công nghệ
Tổ khuyến nông cộng đồng phải là khách hàng của doanh nghiệp
Thứ Tư 04/10/2023 , 08:53 (GMT+7)
QUẢNG TRỊ Hoạt động theo hình thức xã hội hóa, sau khi được thành lập, các tổ khuyến nông cộng đồng tại Quảng Trị gặp không ít khó khăn nhưng mục tiêu không hề thay đổi.
'Khuyến nông cộng đồng' trở thành vấn đề cả xã hội quan tâm
Khuyến nông góp phần quan trọng đưa nông nghiệp Quảng Trị tăng trưởng 30 năm qua
Tránh nóng vội trong triển khai khuyến nông cộng đồng
Khuyến nông cộng đồng thu hút hơn 4.000 thành viên
Nông dân cần tổ khuyến nông cộng đồng với tư cách là người kết nối trong chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Võ Dũng.
Nông dân cần tổ khuyến nông cộng đồng với tư cách là người kết nối trong chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Võ Dũng.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương và địa phương, cuối năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tham mưu Sở NN-PTNT Quảng Trị ban hành chủ trương thành lập, quy chế hoạt động các tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã. Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị phối hợp UBND các huyện đã triển khai đến các xã, phổ biến và hướng dẫn thành lập tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã trên toàn tỉnh.
Sau khi thành lập Tổ Khuyến nông cộng đồng cụm Vĩnh Linh - Gio Linh - Cam Lộ và Hải Lăng - Triệu Phong, Quảng Trị đã thành lập thêm 8 tổ khuyến nông cộng đồng mở rộng; 107 tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã. Hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng đã bắt đầu đi vào quy củ nhưng vẫn chỉ ở mức sơ khai, còn nhiều bỡ ngỡ bởi những khó khăn khách quan.
Để duy trì hoạt động, tạo nguồn thu, các tổ khuyến nông cộng đồng phải trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chính là những người trả thù lao cho các tổ khuyến nông cộng đồng.
Được thành lập và đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 nhưng theo ông Võ Thanh Tú, Phó Chủ tịch UBND xã - Tổ trưởng Tổ Khuyến nông cộng đồng xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ), đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa coi đơn vị này là khách hàng bởi nhiều lý do.
Theo ông Tú, Tổ Khuyến nông cộng đồng xã Cam Thủy được thành lập bao gồm Phó Chủ tịch UBND xã và xã viên hợp tác xã. Hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng tuân thủ nguyên tắc không bổ sung thêm biên chế. Điều này về lý thuyết là phù hợp với tinh thần không tăng thêm biên chế hưởng lương ngân sách.
Tuy nhiên, khối lượng công việc của các thành viên trong tổ khuyến nông cộng đồng lại tăng thêm. Thời gian đầu mới đi vào hoạt động, các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng gần như chưa có thu nhập gì thêm tương xứng với khối lượng công việc đang đảm nhận. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng và động lực trong công tác của các thành viên.
Thành viên của các tổ khuyến nông cộng đồng đa số là kiêm nhiệm nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
Thành viên của các tổ khuyến nông cộng đồng đa số là kiêm nhiệm nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, muốn trở thành khách hàng của doanh nghiệp, đương nhiên tổ khuyến nông cộng đồng phải tạo ra sản phẩm tương xứng với niềm tin của các doanh nghiệp trao gửi. Đây không phải là câu chuyện ngày một ngày hai có thể làm được. Lý thuyết lẫn thực tiễn chỉ ra, doanh nghiệp cần tìm đối tác tin cậy, phù hợp với mục tiêu phát triển của mình. Vì thế, các tổ khuyến nông cộng đồng cần trang bị cho mình các kiến thức về thương mại, tổ chức sản xuất, kiến thức thành lập doanh nghiệp và liên kết bao tiêu sản phẩm…
“Thành viên tổ khuyến nông cộng đồng đồng thời cũng là các thành viên hợp tác xã. Nếu không thành lập tổ khuyến nông cộng đồng họ vẫn làm công việc bình thường như các xã viên khác. Vì vậy, tách bạch đâu là việc của tổ khuyến nông cộng đồng, đâu là việc của hợp tác xã là rất khó. Đã là thành viên tổ khuyến nông cộng đồng thì phải hội tụ các yếu tố về kiến thức tư vấn, thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp... Khi đã có điều kiện cần và đủ thì khách hàng tiềm năng mới xuất hiện để tạo ra nguồn thu nuôi sống họ. Tổ khuyến nông cộng đồng cũng cần được ưu tiên thực hiện các mô hình khi có điều kiện”, ông Tú nêu quan điểm.
Xã Cam Thủy hiện có trên 700ha rừng. Trong đó có 26,5ha rừng gỗ lớn FSC có liên kết với doanh nghiệp. Đây được coi là dư địa cho hoạt động tổ chức sản xuất của hợp tác xã cũng như tổ khuyến nông cộng đồng. Tuy nhiên, với việc mới được thành lập, còn nhiều khó khăn trước mắt, Tổ Khuyến nông cộng đồng xã Cam Thủy gần như chưa tạo dựng được vị thế xứng đáng với kỳ vọng.
Đây có lẽ cũng là thực trạng đang diễn ra với hầu hết các tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã và các tổ khuyến nông cộng đồng liên huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tại hội thảo về triển khai hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng chứng chỉ FSC, PESC, VFSC vùng Duyên hải miền Trung được tổ chức mới đây tại Quảng Trị, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu: “Các doanh nghiệp cần xem tổ khuyến nông cộng đồng là khách hàng. Doanh nghiệp muốn mua được gỗ đạt tiêu chuẩn thì có thể thông qua tổ khuyến nông cộng đồng để đặt hàng...”.