Điện Biên: Phát huy hiệu quả nguồn vốn dịch vụ môi trường rừng

Bình luận · 212 Lượt xem

Triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc s

Dịch vụ môi trường rừng phát huy hiệu quả trên đất Điện Biên

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) có hiệu lực trên phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2011 theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ đã khẳng định hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi.

 

Tại tỉnh Điện Biên, đa số đồng bào các dân tộc có nguồn thu nhập chính từ canh tác nông, lâm nghiệp, với hơn 80% người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. Chi trả DVMTR được đánh giá là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời góp phần cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, sống phụ thuộc vào rừng mà chủ yếu là đồng bào bào dân tộc miền núi. Hơn nữa, chính sách còn đóng vai trò đáng kể trong thành tích chung của toàn ngành NN&PTNT.

 

Toàn tỉnh Điện Biên có 350.000 ha rừng. Phần lớn diện tích rừng được giao cho các ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp, cộng đồng dân cư, UBND các xã quản lý, bảo vệ. 

 

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên, tính đến hết tháng 9/2023 đã thanh toán tiền DVMTR năm 2022 cho chủ rừng đạt 103% so với kế hoạch, đạt 97% so với nguồn tiền năm 2022 phải giải ngân.

 

Đến hết tháng 9/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã thu phí dịch vụ môi trường rừng được hơn 258.510 triệu đồng. Từ nguồn dịch vụ môi trường rừng tiếp tục hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, làm giàu từ rừng cho cộng đồng dân cư và người dân sống gần rừng.

 

Trung bình mỗi hộ nhận được 300.000 đồng/năm. Nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần trong việc hỗ trợ người dân có rừng nâng cao đời sống, phát triển sinh kế, từ đó ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng của người dân được nâng lên, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm.

Bình luận