Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Bình luận · 206 Lượt xem

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Nhu cầu hiện tại của người Mỹ đối với khoai tây đang vượt xa nguồn cung hiện có và nhập khẩu khoai tây của Hoa Kỳ đã tăng hơn 130%, theo ông Blair Richardson, Giám đốc điều hành Potatoes USA. Ảnh: YouTube.

Nhu cầu hiện tại của người Mỹ đối với khoai tây đang vượt xa nguồn cung hiện có và nhập khẩu khoai tây của Hoa Kỳ đã tăng hơn 130%, theo ông Blair Richardson, Giám đốc điều hành Potatoes USA. Ảnh: YouTube.

Sau khi bị buộc phải hủy bỏ sự kiện vào năm ngoái do virus Corona, Hội nghị Giáo dục Người trồng do Hiệp hội Người trồng rau và khoai tây Wisconsin và UW Extension tài trợ, đã tổ chức thành công trong năm nay tại Trung tâm Hội nghị Holiday Inn.

Theo các nhà tổ chức sự kiện, mức độ tham dự của những người trồng trọt, chế biến, các chuyên gia trong ngành và các nhà triển lãm đã quay trở lại mức độ trước đại dịch, với một loạt các phiên thông tin được tổ chức trong ba ngày.

Một trong những phiên đó bao gồm cập nhật tình hình ngành của Blair Richardson, Giám đốc điều hành của Potatoes USA.

Richardson bắt đầu bài thuyết trình của mình với lưu ý rằng trong vài năm trước số tiền mua khoai tây của ngành dịch vụ thực phẩm thường cao hơn số tiền người tiêu dùng mua khoai tây để sử dụng tại nhà. “Khi tôi ở đây hai năm trước, tôi đã dự đoán xu hướng này sẽ không bao giờ thay đổi, nhưng tôi đã học được trong hai năm qua là không sử dụng từ không bao giờ”, ông thừa nhận.

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona. Ông nói: “Cũng như các hoạt động mua thực phẩm khác, chi tiêu cho khoai tây đã chuyển mạnh từ các nhà hàng và các lĩnh vực khác của ngành dịch vụ thực phẩm sang tiêu dùng tại nhà.

Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, 55% khoai tây được mua là để tiêu dùng trong gia đình và 45% được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.

Nhu cầu ngày càng tăng 

"Khoai tây vẫn là loại rau củ ưa thích của người Mỹ”, ông Richardson nói. “Đó là món ăn phụ số một tại các nhà hàng. Mức tiêu thụ ngày càng tăng vẫn đang tiếp diễn”.

“Các cửa hàng bán lẻ vẫn đang bán số lượng lớn khoai tây, nhà hàng tăng mua trở lại, nhưng việc mua ở trường học vẫn còn chững lại”, ông bổ sung.

Theo Richardson, nhu cầu hiện tại đối với khoai tây đang vượt xa nguồn cung hiện có và nhập khẩu khoai tây của Mỹ đã tăng hơn 130%.

“Liên minh châu Âu đang xuất khẩu rất nhiều khoai tây sang Mỹ - đặc biệt là loại đông lạnh để bán ở các cửa hàng tạp hóa ở nửa phía đông của nước Mỹ như Trader Joes và Aldi's. Chúng tôi thực sự đang cố gắng hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đây và tại sao các công ty [của Mỹ] không đáp ứng được nhu cầu này”, ông thừa nhận.

Thách thức chuỗi cung ứng

Gần đây đã có rất nhiều ví dụ về việc hết khoai tây tại các siêu thị. Richardson báo cáo: “Rất nhiều khách hàng của chúng tôi trên khắp đất nước đang liên hệ với các nhà cung cấp của họ và nhận thấy thiếu sản phẩm cung ứng. Nhiều sự thiếu hụt trong số này là do ảnh hưởng từ giao thông vận tải".

Richardson nói rằng các cảng của Hoa Kỳ không hoạt động hiệu quả như các cảng quốc tế khác. Ông thừa nhận: “Các cảng của chúng tôi không xếp dỡ nhanh như các cảng ở châu Âu và các nước khác. Nhưng ngay cả với các cảng hoạt động 24 giờ một ngày, chúng tôi vẫn không kịp đưa sản phẩm lên xe tải và vận chuyển trên đường".

Hơn hai năm trở lại đây, ngành vận tải đường bộ đã chứng kiến ​​tình trạng thiếu tài xế. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt của các chủ hàng rau quả tươi để chuyển hàng dễ hỏng của họ trên khắp Hoa Kỳ, theo United Vegetable Growers HTX (UVGC). Và, như dự đoán, đã đẩy chi phí vận chuyển nông sản lên mức kỷ lục.

Ngoài chuỗi cung ứng quá tải và tình trạng thiếu tài xế, đối tác thương mại nông sản lớn nhất của Mỹ, Canada (Mỹ xuất khẩu 90% trái cây và rau quả của Canada trong những tháng mùa đông), đã áp đặt các quy định về vacxin mới đối với các tài xế xe tải, dẫn đến các cuộc biểu tình lớn của những người lái xe tải Canada. 

Hiệp hội Vận tải đường bộ Canada ước tính có tới 16.000 tài xế có thể không thể làm việc do các quy định này.

Tất cả những điều kể trên đều dẫn đến một sự thật đáng tiếc: tác động tiêu cực đến những người trồng trọt của Hoa Kỳ.

Biên lợi nhuận mỏng hơn

Làm biên độ lợi nhuận trở nên cực mỏng không phải là một hiện tượng mới đối với những người trồng trọt. Tuy nhiên, số lượng lớn các khoản tăng chi phí chuỗi cung ứng mà người trồng sẽ phải đối mặt trong vụ mùa này - chẳng hạn như tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ, làm thêm 40 giờ một tuần, tất cả các nguyên liệu đầu vào liên quan đến xăng dầu, bao gồm phân bón, nhiên liệu diesel, cũng như bảo hiểm y tế - sẽ khó khăn.

Richardson khuyên rằng tất cả những người trồng trọt phải cực kỳ siêng năng trong tất cả các hoạt động canh tác của họ.

“Hiệu quả trong trang trại sẽ quan trọng hơn bao giờ hết để đạt được năng suất cao nhất và chất lượng vượt trội trong nỗ lực theo kịp với chi phí gia tăng”, ông nhấn mạnh. “Nhưng các vấn đề hiện tại với các kênh chuỗi cung ứng có thể mất nhiều thời gian để khắc phục.”

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp canh tác cơ bản được sử dụng để kiểm soát chi phí có thể sẽ không đủ, theo UVGC. "Người trồng phải có cơ hội bù đắp một số chi phí sản xuất và vận chuyển tăng để giữ cho người tiêu dùng được cung cấp nhiều loại rau tốt nhất và phong phú nhất".

Bình luận