Chính sách phát triển nông nghiệp đô thị TP.HCM đến nông dân còn hạn chế

Bình luận · 196 Lượt xem

Thời gian qua, TP.HCM đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị. Trong nhóm chính sách về hỗ trợ tín dụng, đặc biệt phải kể đến chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ

Theo đó, TP.HCM sẽ hỗ trợ lãi suất cho chủ đầu tư khi thực hiện vay vốn từ tổ chức tín dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững.

 

Nông dân, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng chuyển dịch nông nghiệp đô thị

Từ chính sách hỗ trợ lãi suất, TP.HCM chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, chuyển từ các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Cụ thể như việc chuyển từ cây lúa có hiệu quả kinh tế thấp, đất vườn tạp, bỏ hoang, sang trồng hoa lan, cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa, thủy sản các loại. Đây đều là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố.

Chính sách hỗ trợ lãi suất góp phần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn ở ngoại thành; tạo đòn bẩy thúc đẩy nâng cao giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, cung ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân Thành phố.

Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị còn đẩy mạnh phát triển các nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho lao động ngoại thành, góp phần vào mục tiêu thực hiện chương trình chuyển dịch nông nghiệp đô thị của Thành phố.

 

Công tác tuyên truyền, thông tin chính sách được tập trung thực hiện với nhiều hình thức. Do đó, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị đã được đông đảo người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.

 

UBND TP.Thủ Đức, các huyện, quận, tích cực, chủ động tham gia thực hiện chính sách, hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập theo định hướng phát triển nông nghiệp đô thị.

Chính sách quy định rõ quy trình, thành phần hồ sơ, cơ quan tiếp nhận theo từng bước, thời gian thực hiện, do đó đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước khi thực hiện thuận lợi.

 

Một bộ phận nông dân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ chính sách

Theo ông Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, những nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ và quy định trong các văn bản đã tạo cơ sở, hành lang pháp lý để phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM và lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.

 

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách thời gian qua cũng gặp không ít hạn chế. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động chính sách c ở cơ sở còn chưa thường xuyên liên tục. Một bộ phận nhân dân vẫn còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa mạnh dạn đầu tư các mô hình sản xuất đảm bảo qui mô để được hưởng chính sách hỗ trợ.

 

Một số chính sách đã ban hành nhưng chậm triển khai; nội dung triển khai các chính sách hỗ trợ đến người nông dân còn hạn chế, chưa sâu sát và thu hút sự đồng thuận tham gia của người dân.

Việc triển khai chính sách đến với người dân, doanh nghiệp ở một số quận vùng ven có sản xuất nông nghiệp còn chậm. Nguyên nhân do tốc độ đô thị hóa cao, mức độ tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp chưa tập trung.

 

Từ năm 2020 đến nay, nhiều chủ phương án chưa được nhận kinh phí hỗ trợ lãi vay. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn cấp bù hỗ trợ lãi vay cho các phương án đã được phê duyệt theo chính sách cho thời gian còn lại (dự kiến đến hết năm 2026) là 153,525 tỷ đồng.

 

Sở NNPTNT TP.HCM đánh giá, điều này khiến cho nhiều chủ phương án hoang mang, bức xúc; và đã có nhiều kiến nghị, phản ánh, cầu cứu,.. đến các cơ quan chức năng từ cấp xã, cấp huyện và cấp Thành phố.

 

Bình luận