Phân bón công nghệ mới giúp nâng cao hiệu quả vườn cây ăn trái

Bình luận · 257 Lượt xem

Sử dụng phân bón NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate giúp cây ăn trái cải thiện rõ rệt về năng suất, mẫu mã và chất lượng, hạn chế suy thoái đất.

Mới đây tại TP Vị Thanh, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang đã tổ chức hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Viện Cây ăn trái miền Nam, ngành nông nghiệp địa phương, các nhà khoa học về lĩnh vực cây trồng và hơn 350 nhà vườn trồng cây ăn trái tại một số tỉnh vùng ĐBSCL.

Chất lượng đất là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới sự phát triển bền vững của vườn cây ăn trái. Ảnh: TL.

Chất lượng đất là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới sự phát triển bền vững của vườn cây ăn trái. Ảnh: TL.

Chuyên gia nông nghiệp - GS.TS Nguyễn Bảo Vệ đã chia sẻ với các nhà vườn trồng cây ăn trái tại ĐBSCL về thực trạng suy thoái đất vườn trồng cây ăn trái hiện nay. Đồng thời, gợi mở nhiều giải pháp quan trọng để nông dân áp dụng giải pháp nhằm cải thiện môi trường đất. Từ đó, giúp phục hồi và phát triển vườn cây ăn trái đạt hiệu quả về năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, thông qua hội thảo, đã có những giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái được nêu ra để nông dân áp dụng. Những năm gần đây, ngành chức năng, nhà khoa học và doanh nghiệp kinh doanh phân bón cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến nông dân về việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới phát triển cây ăn trái bền vững tại Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Tiêu biểu thời gian qua, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã phối hợp với trung tâm khuyến nông các địa phương đã xây dựng các mô hình thực nghiệm sử dụng phân bón NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate trên vườn cây ăn trái ở một số tỉnh, thành với tổng cộng 22 mô hình tại Tây Nam bộ (trong đó Hậu Giang 6 mô hình, Sóc Trăng 6 mô hình và TP Cần Thơ 4 mô hình…) được thực hiện trên các vườn cây ăn trái phổ biến như thanh long, xoài, nhãn, bưởi, mít và đều mang lại hiệu quả cao.

Nông dân tìm hiểu về phân bón NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate để bón cho vườn cây ăn trái. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân tìm hiểu về phân bón NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate để bón cho vườn cây ăn trái. Ảnh: Trung Chánh.

Cách đây 2 năm, anh Lê Văn Út, một nhà vườn ở ấp 6, xã Vị Đông (Vị Thủy, Hậu Giang) đã mạnh dạn quyết định tham gia mô hình thực nghiệm dinh dưỡng mới tân tiến của phân bón Cà Mau. Kết quả, vườn mít được áp dụng giải pháp dinh dưỡng với phân bón công nghệ mới NPK Cà Mau cho trái trung bình nặng ký hơn, năng suất tăng so với vườn đối chứng chăm sóc theo kiểu cũ. Trái mít tròn đều, cân đối, gai nở to, ít xơ, múi dày, rất ngọt và thơm, năng suất tăng và dễ tiêu thụ nên lợi nhuận cuối vụ tăng.

Ông Lê Hoàng Kiệt, Giám đốc Dự án Sản phẩm mới và Giải pháp dịch vụ nông nghiệp của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau cho biết, phân bón NPK Cà Mau sản xuất theo công nghệ polyphosphate bản quyền Tây Ban Nha, từng hạt đồng đều dễ phối trộn, không bị vón cục, kết tủa gây chua trong đất.

Ngoài lượng đạm trên 20%, yếu tố N cao và P hữu hiệu cao cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cây bưởi, cây mít... cần thân vững chắc. Dinh dưỡng từ phân bón thẩm thấu nhanh và tán đều, cây hấp thu trọn vẹn nên tạo được nhiều chồi mới, giúp cây ra hoa đậu quả tốt hơn.

Công nghệ phân bón mới NPK Cà Mau polyphosphate cũng đáp ứng tiêu chí nông nghiệp xanh bền vững, tăng chất lượng nông sản nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP mà nhà vườn hướng tới.

Hiện nay, các sản phẩm phân bón thế hệ mới ngày càng phát huy hiệu quả cho canh tác cây ăn trái, đồng thời giảm thiểu tác động làm suy thoái đất.

Hiện nay, các sản phẩm phân bón thế hệ mới ngày càng phát huy hiệu quả cho canh tác cây ăn trái, đồng thời giảm thiểu tác động làm suy thoái đất.

Theo chuyên gia về lĩnh vực cây ăn trái, việc nông dân mạnh dạn tham gia các mô hình canh tác thông minh, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào canh tác không chỉ góp phần cải thiện sự suy thoái đất vườn trồng cây ăn trái mà còn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Sản phẩm nông sản tạo ra sẽ có đầu ra ổn định hơn và có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường quốc tế.

Bình luận