Níu chân sếu đầu đỏ bằng thiết bị quan trắc 'made in Vietnam'

Bình luận · 231 Lượt xem

Thiết bị quan trắc môi trường 'made in Vietnam' do Đại học Bách Khoa TP.HCM chế tạo có nhiều ưu việt trong nỗ lực giải quyết vấn nạn môi trường, đón đàn sếu trở về.

Sếu đầu đỏ không còn về với Tràm Chim

Năm 2014, trong chuyến băng qua 13 tỉnh thành miền Tây, lần đầu tôi được tham quan, trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp). Khi ấy, Tràm Chim còn khá hoang sơ, là kho tàng về đa dạng sinh học. Nghe nói, mỗi năm có đến hàng trăm con sếu đầu đỏ về đây để kiếm ăn, trú ngụ. Thế nhưng, tôi không được dịp chứng kiến những đàn sếu về cư ngụ tại đây.

Phải đến gần giữa năm 2016, tôi mới có dịp quay trở lại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim lần nữa. Nghe tin đàn sếu trở về, tôi vội vã bỏ lại sau lưng sự náo nhiệt phố thị để tận mắt được chiêm ngưỡng sếu đầu đỏ. Chỉ vài con sếu, không nhiều như trong tưởng tượng, nhưng đó cũng là điều giúp tôi thỏa được sự tò mò, chiêm ngưỡng loài vật đang có nguy cơ bị tiệt chủng.

Tháng 4/2021 là lần gần nhất Trung tâm Bảo tồn VQG Tràm Chim ghi nhận một vài cá thể sếu đầu đỏ xuống vườn quốc gia để kiếm ăn. Ảnh: VQG Tràm Chim.

Tháng 4/2021 là lần gần nhất Trung tâm Bảo tồn VQG Tràm Chim ghi nhận một vài cá thể sếu đầu đỏ xuống vườn quốc gia để kiếm ăn. Ảnh: VQG Tràm Chim.

Lần gần nhất, giữa năm 2022, trong chuyến công tác tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp), tôi có hỏi một số lãnh đạo và người dân về tình hình sếu còn về không thì đa số nhận được chung câu trả lời: “Sếu đầu đỏ lâu rồi đâu còn về Tràm Chim nữa”. Có chút buồn, hụt hẫng.

VQG Tràm Chim có diện tích 7.313ha, không chỉ là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn lưu giữ văn hóa, lịch sử vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Tràm Chim được công nhận là khu bảo tồn ngập nước (khu Ramsar) thứ 2.000 của thế giới và thứ tư của Việt Nam với 230 loài chim, 130 loài cá, 130 loài thực vật.

Thế nhưng theo ông Đoàn Văn Nhanh - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn VQG Tràm Chim, những năm gần đây, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường tại khu vực VQG Tràm Chim càng thể hiện rõ nét. Tháng 4/2021 là lần cuối cùng ghi nhận sếu đầu đỏ về VQG Tràm Chim với 3 cá thể.

Không chỉ biến đổi khí hậu, tác động của hoạt động công nghiệp xung quanh VQG Tràm Chim cũng đang tác động trực tiếp đến sự đa dạng của động, thực vật nơi đây. Khói bụi và nước thải công nghiệp từ các nhà máy sát VQG Tràm Chim đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các sinh vật, có nguy cơ bị giảm sút nghiêm trọng. Thử hỏi, với những cột khói cao ngút thì liệu còn con sếu nào dám đậu xuống để kiếm thức ăn? Chưa kể, các thức ăn cho sếu như củ năng kim, ốc, cá… liệu còn sống để "chờ” sếu đến thưởng thức.

Lúa ma - đặc sản quý hiếm, thức ăn của sếu đầu đỏ và nhiều loài động vật khác cũng đang có nguy cơ bị xóa sổ tại VQG Tràm Chim, cần được bảo tồn. Ảnh: Lê Bình.

Lúa ma - đặc sản quý hiếm, thức ăn của sếu đầu đỏ và nhiều loài động vật khác cũng đang có nguy cơ bị xóa sổ tại VQG Tràm Chim, cần được bảo tồn. Ảnh: Lê Bình.

Chưa kể, một doanh nghiệp đang xin thành lập cụm công nghiệp khai thác khoáng sản gần VQG Tràm Chim. Các chuyên gia đã cảnh báo những hoạt động của cụm công nghiệp như tiếng ồn sẽ tác động mạnh tới sinh lý, hành vi của các loài chim và làm giảm mật độ, một số loài sẽ phải bỏ đi nơi khác.

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh - Trưởng bộ môn Kĩ thuật môi trường (Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Bách Khoa TP.HCM) phân tích: “Công tác bảo tồn thiên nhiên ở khu vực vùng đệm được đánh giá cực kỳ quan trọng, tăng khả năng bảo vệ sự đa dạng sinh học bên trong khu bảo tồn thiên nhiên. Phá vỡ nguyên tắc vùng đệm có nghĩa là tự hủy diệt”.

Mới đây, đoàn công tác của tỉnh Đồng Tháp đến VQG Tràm Chim để trảo sát và tìm hướng khắc phục, bàn cách giữ chân sếu đầu đỏ. Ông Lê Quốc Phong - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp kỳ vọng, trong 10 năm tới, tỉnh này sẽ cố gắng nuôi thả và giữ chân được đàn sếu đầu đỏ với ít nhất 100 cá thể. Dự án có tổng kinh phí khoảng 76 tỷ đồng. Theo đó, nhiều biện pháp đồng bộ sẽ được thực hiện, gồm cả giải pháp về cải tạo môi trường và thay đổi tập quán, canh tác của người dân xung quanh VQG Tràm Chim.

Nghiên cứu thiết bị quan trắc để "bắt bệnh" môi trường Tràm Chim

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh không còn xa lạ với ngành nông nghiệp hữu cơ và môi trường Việt Nam. Bà cũng là một trong những nhà khoa học đang thực hiện đề tài nghiên cứu quan trắc môi trường nước phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu tại VQG Tràm Chim.

Hiện, nghiên cứu đang tập trung vào khai thác thông tin từ môi trường nước. Theo các chuyên gia, mục tiêu của pha nghiên cứu này là kiểm tra nguồn nước bị thay đổi như thế nào trong vòng 5 năm, 10 năm để rút ra quy luật, từ đó có những giải pháp khắc phục.

Nhóm nghiên cứu của trường ĐH Bách khoa TP.HCM đang lấy mẫu đất, nước tại VQG Tràm Chim để phân tích nhằm có những khuyến cáo kịp thời cho các nhà quản lý. Ảnh: Lê Bình.

Nhóm nghiên cứu của trường ĐH Bách khoa TP.HCM đang lấy mẫu đất, nước tại VQG Tràm Chim để phân tích nhằm có những khuyến cáo kịp thời cho các nhà quản lý. Ảnh: Lê Bình.

“Chất lượng nước thay đổi, thực vật và thủy sinh bị thay đổi. Từ đó, nguồn thức ăn từ nguồn nước bị thay đổi thì chim, động thực vật bên trên cũng bị thay đổi, dẫn đến chuỗi thức ăn bị thay đổi theo. Một ví dụ điển hình như cây năng kim - thức ăn của sếu đầu đỏ bị thu hẹp là lí do khiến sếu không muốn về nữa”, TS Bích Hạnh phân tích.

Hơn 1 năm nay, đội ngũ giảng viên và sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM trong dự án nghiên cứu vẫn miệt mài lấy mẫu phân tích, nghiên cứu, chế tạo thiết bị quan trắc môi trường “made in VietNam”. Dự kiến, tháng 11 tới đây, ĐH Bách Khoa TP.HCM sẽ cho thử nghiệm thiết bị quan trắc tại VQG Tràm Chim để bắt đầu thực hiện sứ mệnh bảo tồn.

Từ trước đến nay, các thiết bị quan trắc đều được nhập khẩu từ nước ngoài, khá tốn kém và bị động khi thay thế, sửa chữa. ĐH Bách Khoa TP.HCM cũng muốn đưa ra các giải pháp về kĩ thuật, công nghệ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, quan trắc môi trường của Việt Nam.

Thiết bị quan trắc này được ĐH Bách Khoa TP.HCM chế tạo theo nguyên tắc tự động và bán tự động, có độ bền cao, phù hợp với môi trường của Việt Nam và giá thành rẻ hơn các thiết bị nhập nội, cũng như một số phụ trợ chưa từng được sản xuất.

Bộ sản phẩm quan trắc bao gồm 1 cano di chuyển và thiết bị quan trắc dạng phao nổi. Ảnh: Lê Bình.

Bộ sản phẩm quan trắc bao gồm 1 cano di chuyển và thiết bị quan trắc dạng phao nổi. Ảnh: Lê Bình.

Sau khi có dữ liệu, thông tin sẽ tự động được chuyển về trung tâm xử lý, các tổ chức có liên quan đều có thể khai thác công khai, tiện lợi số liệu đó. Điều quan trọng nhất, những số liệu mang tính tức thời này sẽ giúp các nhà quản lý kịp thời điều chỉnh, có những cảnh báo phù hợp với tình hình.

“Trước nay, việc tổng hợp số liệu rất mất thời gian và phải chờ phân tích các dữ liệu, báo cáo nên nhiều khi cơ quan quản lý bỏ qua những thời điểm vàng để điều chỉnh mọi hoạt động cho phù hợp. Thiết bị quan trắc này sẽ cung cấp những số liệu tức thời, can thiệp lập tức và sẽ hạn chế được tình trạng trên. Đây sẽ là trợ lý đắc lực cho các nhà quản lý, nghiên cứu”, PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh thông tin.

Đến thăm “công xưởng” chế tạo thiết bị quan trắc, tôi bị cuốn hút bởi hình hài và những công năng mà của các thiết bị mà các thầy cô, sinh viên nơi đây chuẩn bị “trình làng”. Về căn bản, thiết bị quan trắc đã thành hình hài và đang được hoàn thiện thêm công năng. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể với nhiều khoa, phòng của ĐH Bách Khoa TP.HCM để tối ưu công nghệ và chi phí nhất có thể.

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh cùng các cộng sự đang hoàn thiện những bước kĩ thuật cuối cùng trước khi lắp ráp vào bộ sản phẩm quan trắc. Ảnh: Lê Bình.

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh cùng các cộng sự đang hoàn thiện những bước kĩ thuật cuối cùng trước khi lắp ráp vào bộ sản phẩm quan trắc. Ảnh: Lê Bình.

Mặc dù chưa đi vào hoạt động nhưng với những công năng mô tả, TS Trần Triết - Giám đốc Chương trình Bảo tồn sếu Đông Nam Á đánh giá, đây sẽ là bước tiến mới trong việc quan trắc môi trường tại Việt Nam. Nó có thể không phải là thiết bị được đánh giá hiện đại nhất nhưng nó được tích hợp nhiều công nghệ nhất, chi phí rẻ nhất, phù hợp với môi trường Việt Nam nhất.

Dự kiến, bộ sản phẩm quan trắc sẽ được lắp đặt tại VQG Tràm Chim trong tháng 11 tới. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học giải đáp được những thắc mắc còn bỏ ngỏ trong bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây, nhất là níu chân được đàn sếu đầu đỏ về với khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới tại Việt Nam.

Sếu đầu đỏ không còn về với Tràm Chim

Năm 2014, trong chuyến băng qua 13 tỉnh thành miền Tây, lần đầu tôi được tham quan, trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp). Khi ấy, Tràm Chim còn khá hoang sơ, là kho tàng về đa dạng sinh học. Nghe nói, mỗi năm có đến hàng trăm con sếu đầu đỏ về đây để kiếm ăn, trú ngụ. Thế nhưng, tôi không được dịp chứng kiến những đàn sếu về cư ngụ tại đây.

Phải đến gần giữa năm 2016, tôi mới có dịp quay trở lại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim lần nữa. Nghe tin đàn sếu trở về, tôi vội vã bỏ lại sau lưng sự náo nhiệt phố thị để tận mắt được chiêm ngưỡng sếu đầu đỏ. Chỉ vài con sếu, không nhiều như trong tưởng tượng, nhưng đó cũng là điều giúp tôi thỏa được sự tò mò, chiêm ngưỡng loài vật đang có nguy cơ bị tiệt chủng.

Tháng 4/2021 là lần gần nhất Trung tâm Bảo tồn VQG Tràm Chim ghi nhận một vài cá thể sếu đầu đỏ xuống vườn quốc gia để kiếm ăn. Ảnh: VQG Tràm Chim.

Tháng 4/2021 là lần gần nhất Trung tâm Bảo tồn VQG Tràm Chim ghi nhận một vài cá thể sếu đầu đỏ xuống vườn quốc gia để kiếm ăn. Ảnh: VQG Tràm Chim.

Lần gần nhất, giữa năm 2022, trong chuyến công tác tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp), tôi có hỏi một số lãnh đạo và người dân về tình hình sếu còn về không thì đa số nhận được chung câu trả lời: “Sếu đầu đỏ lâu rồi đâu còn về Tràm Chim nữa”. Có chút buồn, hụt hẫng.

VQG Tràm Chim có diện tích 7.313ha, không chỉ là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn lưu giữ văn hóa, lịch sử vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Tràm Chim được công nhận là khu bảo tồn ngập nước (khu Ramsar) thứ 2.000 của thế giới và thứ tư của Việt Nam với 230 loài chim, 130 loài cá, 130 loài thực vật.

Thế nhưng theo ông Đoàn Văn Nhanh - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn VQG Tràm Chim, những năm gần đây, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường tại khu vực VQG Tràm Chim càng thể hiện rõ nét. Tháng 4/2021 là lần cuối cùng ghi nhận sếu đầu đỏ về VQG Tràm Chim với 3 cá thể.

Không chỉ biến đổi khí hậu, tác động của hoạt động công nghiệp xung quanh VQG Tràm Chim cũng đang tác động trực tiếp đến sự đa dạng của động, thực vật nơi đây. Khói bụi và nước thải công nghiệp từ các nhà máy sát VQG Tràm Chim đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các sinh vật, có nguy cơ bị giảm sút nghiêm trọng. Thử hỏi, với những cột khói cao ngút thì liệu còn con sếu nào dám đậu xuống để kiếm thức ăn? Chưa kể, các thức ăn cho sếu như củ năng kim, ốc, cá… liệu còn sống để "chờ” sếu đến thưởng thức.

Lúa ma - đặc sản quý hiếm, thức ăn của sếu đầu đỏ và nhiều loài động vật khác cũng đang có nguy cơ bị xóa sổ tại VQG Tràm Chim, cần được bảo tồn. Ảnh: Lê Bình.

Lúa ma - đặc sản quý hiếm, thức ăn của sếu đầu đỏ và nhiều loài động vật khác cũng đang có nguy cơ bị xóa sổ tại VQG Tràm Chim, cần được bảo tồn. Ảnh: Lê Bình.

Chưa kể, một doanh nghiệp đang xin thành lập cụm công nghiệp khai thác khoáng sản gần VQG Tràm Chim. Các chuyên gia đã cảnh báo những hoạt động của cụm công nghiệp như tiếng ồn sẽ tác động mạnh tới sinh lý, hành vi của các loài chim và làm giảm mật độ, một số loài sẽ phải bỏ đi nơi khác.

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh - Trưởng bộ môn Kĩ thuật môi trường (Khoa Môi trường và Tài nguyên, ĐH Bách Khoa TP.HCM) phân tích: “Công tác bảo tồn thiên nhiên ở khu vực vùng đệm được đánh giá cực kỳ quan trọng, tăng khả năng bảo vệ sự đa dạng sinh học bên trong khu bảo tồn thiên nhiên. Phá vỡ nguyên tắc vùng đệm có nghĩa là tự hủy diệt”.

Mới đây, đoàn công tác của tỉnh Đồng Tháp đến VQG Tràm Chim để trảo sát và tìm hướng khắc phục, bàn cách giữ chân sếu đầu đỏ. Ông Lê Quốc Phong - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp kỳ vọng, trong 10 năm tới, tỉnh này sẽ cố gắng nuôi thả và giữ chân được đàn sếu đầu đỏ với ít nhất 100 cá thể. Dự án có tổng kinh phí khoảng 76 tỷ đồng. Theo đó, nhiều biện pháp đồng bộ sẽ được thực hiện, gồm cả giải pháp về cải tạo môi trường và thay đổi tập quán, canh tác của người dân xung quanh VQG Tràm Chim.

Nghiên cứu thiết bị quan trắc để "bắt bệnh" môi trường Tràm Chim

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh không còn xa lạ với ngành nông nghiệp hữu cơ và môi trường Việt Nam. Bà cũng là một trong những nhà khoa học đang thực hiện đề tài nghiên cứu quan trắc môi trường nước phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu tại VQG Tràm Chim.

Hiện, nghiên cứu đang tập trung vào khai thác thông tin từ môi trường nước. Theo các chuyên gia, mục tiêu của pha nghiên cứu này là kiểm tra nguồn nước bị thay đổi như thế nào trong vòng 5 năm, 10 năm để rút ra quy luật, từ đó có những giải pháp khắc phục.

Nhóm nghiên cứu của trường ĐH Bách khoa TP.HCM đang lấy mẫu đất, nước tại VQG Tràm Chim để phân tích nhằm có những khuyến cáo kịp thời cho các nhà quản lý. Ảnh: Lê Bình.

Nhóm nghiên cứu của trường ĐH Bách khoa TP.HCM đang lấy mẫu đất, nước tại VQG Tràm Chim để phân tích nhằm có những khuyến cáo kịp thời cho các nhà quản lý. Ảnh: Lê Bình.

“Chất lượng nước thay đổi, thực vật và thủy sinh bị thay đổi. Từ đó, nguồn thức ăn từ nguồn nước bị thay đổi thì chim, động thực vật bên trên cũng bị thay đổi, dẫn đến chuỗi thức ăn bị thay đổi theo. Một ví dụ điển hình như cây năng kim - thức ăn của sếu đầu đỏ bị thu hẹp là lí do khiến sếu không muốn về nữa”, TS Bích Hạnh phân tích.

Hơn 1 năm nay, đội ngũ giảng viên và sinh viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM trong dự án nghiên cứu vẫn miệt mài lấy mẫu phân tích, nghiên cứu, chế tạo thiết bị quan trắc môi trường “made in VietNam”. Dự kiến, tháng 11 tới đây, ĐH Bách Khoa TP.HCM sẽ cho thử nghiệm thiết bị quan trắc tại VQG Tràm Chim để bắt đầu thực hiện sứ mệnh bảo tồn.

Từ trước đến nay, các thiết bị quan trắc đều được nhập khẩu từ nước ngoài, khá tốn kém và bị động khi thay thế, sửa chữa. ĐH Bách Khoa TP.HCM cũng muốn đưa ra các giải pháp về kĩ thuật, công nghệ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, quan trắc môi trường của Việt Nam.

Thiết bị quan trắc này được ĐH Bách Khoa TP.HCM chế tạo theo nguyên tắc tự động và bán tự động, có độ bền cao, phù hợp với môi trường của Việt Nam và giá thành rẻ hơn các thiết bị nhập nội, cũng như một số phụ trợ chưa từng được sản xuất.

Bộ sản phẩm quan trắc bao gồm 1 cano di chuyển và thiết bị quan trắc dạng phao nổi. Ảnh: Lê Bình.

Bộ sản phẩm quan trắc bao gồm 1 cano di chuyển và thiết bị quan trắc dạng phao nổi. Ảnh: Lê Bình.

Sau khi có dữ liệu, thông tin sẽ tự động được chuyển về trung tâm xử lý, các tổ chức có liên quan đều có thể khai thác công khai, tiện lợi số liệu đó. Điều quan trọng nhất, những số liệu mang tính tức thời này sẽ giúp các nhà quản lý kịp thời điều chỉnh, có những cảnh báo phù hợp với tình hình.

“Trước nay, việc tổng hợp số liệu rất mất thời gian và phải chờ phân tích các dữ liệu, báo cáo nên nhiều khi cơ quan quản lý bỏ qua những thời điểm vàng để điều chỉnh mọi hoạt động cho phù hợp. Thiết bị quan trắc này sẽ cung cấp những số liệu tức thời, can thiệp lập tức và sẽ hạn chế được tình trạng trên. Đây sẽ là trợ lý đắc lực cho các nhà quản lý, nghiên cứu”, PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh thông tin.

Đến thăm “công xưởng” chế tạo thiết bị quan trắc, tôi bị cuốn hút bởi hình hài và những công năng mà của các thiết bị mà các thầy cô, sinh viên nơi đây chuẩn bị “trình làng”. Về căn bản, thiết bị quan trắc đã thành hình hài và đang được hoàn thiện thêm công năng. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể với nhiều khoa, phòng của ĐH Bách Khoa TP.HCM để tối ưu công nghệ và chi phí nhất có thể.

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh cùng các cộng sự đang hoàn thiện những bước kĩ thuật cuối cùng trước khi lắp ráp vào bộ sản phẩm quan trắc. Ảnh: Lê Bình.

PGS.TS Đặng Vũ Bích Hạnh cùng các cộng sự đang hoàn thiện những bước kĩ thuật cuối cùng trước khi lắp ráp vào bộ sản phẩm quan trắc. Ảnh: Lê Bình.

Mặc dù chưa đi vào hoạt động nhưng với những công năng mô tả, TS Trần Triết - Giám đốc Chương trình Bảo tồn sếu Đông Nam Á đánh giá, đây sẽ là bước tiến mới trong việc quan trắc môi trường tại Việt Nam. Nó có thể không phải là thiết bị được đánh giá hiện đại nhất nhưng nó được tích hợp nhiều công nghệ nhất, chi phí rẻ nhất, phù hợp với môi trường Việt Nam nhất.

Dự kiến, bộ sản phẩm quan trắc sẽ được lắp đặt tại VQG Tràm Chim trong tháng 11 tới. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học giải đáp được những thắc mắc còn bỏ ngỏ trong bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây, nhất là níu chân được đàn sếu đầu đỏ về với khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới tại Việt Nam.

Bình luận