Gợi mở từ một cuộc hỏi đáp Đức - Việt bên ruộng lúa SRP

Bình luận · 210 Lượt xem

KIÊN GIANG Dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP giúp bảo vệ tốt môi trường trồng lúa nước, không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai.

GIC hỗ trợ giải pháp bảo vệ môi trường

Mới đây, Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ) do tiến sĩ Andreas Foerster làm trưởng đoàn, đã đến thăm các dự án hợp tác Đức - Việt Nam đang được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, Đoàn đã đến thăm dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (GIC) tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp. Đồng thời, có buổi trao đổi thảo luận với lãnh đạo Sở NN-PTNT Kiên Giang và Tổ chức nông dân về những kết quả mà dự án GIC mang lại.

Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ) do tiến sĩ Andreas Foerster (thứ 5, từ phải qua) làm trưởng đoàn, trong chuyến thăm các dự án hợp tác Đức - Việt Nam đang được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ) do tiến sĩ Andreas Foerster (thứ 5, từ phải qua) làm trưởng đoàn, trong chuyến thăm các dự án hợp tác Đức - Việt Nam đang được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Báo cáo với Đoàn, ông Huỳnh Thanh Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, Kiên Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, với diện tích đất nông nghiệp 575.000 ha, sản xuất hơn 283.000 ha lúa 2 vụ, 104.320ha lúa - tôm và là tỉnh có sản lượng lúa gạo cao nhất trong khu vực (khoảng 4,3 - 4,5 triệu tấn/năm).

Kiên Giang là một trong 6 tỉnh được hỗ trợ bởi dự án GIC tại ĐBSCL, có rất nhiều khó khăn và thách thức chính mà ngành nông nghiệp và nông dân đang phải đối mặt. Đó là tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng đến môi trường trồng lúa. Từ năm 2008 đến nay, mùa khô kéo dài liên tục gây hạn hán, khan hiếm nước nghiêm trọng trên diện rộng, với các đợt hạn hán lịch sử vào năm 2016 và 2020. Ở các khu vực ven biển, nước biển dâng do biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn.

Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức đánh giá cao những kết quả mà dự án GIC đã đạt được tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A, nhất là sự thay đổi rõ rệt về môi trường sinh thái. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức đánh giá cao những kết quả mà dự án GIC đã đạt được tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A, nhất là sự thay đổi rõ rệt về môi trường sinh thái. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án GIC đã hỗ trợ Kiên Giang giải quyết những vấn đề nêu trên thông qua các giải pháp phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững. Dự án GIC hỗ trợ Kiên Giang thông qua trợ cấp địa phương với các đối tác tỉnh - Trung tâm Khuyến nông để thực hiện gói kỹ thuật bao gồm đào tạo về SRP, sản xuất hữu cơ, IPM, bảo vệ môi trường trồng lúa. Xây dựng mô hình trình diễn SRP bao gồm các cải tiến kỹ thuật SRP, AWD, IPM, MRL và mô hình sản xuất hữu cơ cho tôm - lúa.

Dự án GIC hỗ trợ Kiên Giang thông qua trợ cấp địa phương với đối tác cấp tỉnh - Chi cục Phát triển Nông thôn và Trung tâm Khuyến nông gói nâng cao năng lực cho các hộ gia đình và hợp tác xã quy mô nhỏ. Lớp học Kinh doanh cho Nông dân (FBS) sẽ được cung cấp cho các hộ gia đình quy mô nhỏ để thay đổi tư duy khởi nghiệp, xây dựng năng lực trong việc lập kế hoạch và phát triển kinh doanh, quản lý tài chính, rủi ro và lập kế hoạch sản xuất bền vững với biến đổi khí hậu.

Trạm giám sát sâu rầy thông minh được dự án GIC hỗ trợ cho Hợp tác xã Kênh 7A, giúp quản lý dịch hại tổng hợp đạt hiệu quả, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. Ảnh: Trung Chánh.

Trạm giám sát sâu rầy thông minh được dự án GIC hỗ trợ cho Hợp tác xã Kênh 7A, giúp quản lý dịch hại tổng hợp đạt hiệu quả, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. Ảnh: Trung Chánh.

Nâng cao năng lực kinh doanh cho các hợp tác xã cũng sẽ được cung cấp để xây dựng chính quyền và quản lý hợp tác xã, lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch tài chính và tiếp thị cho các hợp tác xã. Nó giúp các hợp tác xã tăng tính cạnh tranh và doanh thu khi tham gia chuỗi giá trị lúa gạo. Khi đó, các hợp tác xã có đủ năng lực để xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và thúc đẩy cơ chế. Giảm phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa bằng cách áp dụng các thực hành sáng tạo (AWD). Tăng hiệu quả kinh tế khi giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng thu nhập.

Đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A tại Kiên Giang là 1 trong 90 Tổ chức nông dân  sản xuất lúa gạo được dự án GIC lựa chọn hỗ trợ. Ông Đỗ Duy Nguyện, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A cho biết, Hợp tác xã được thành lập từ năm 1997, hiện có 336 thành viên, với diện tích 640ha đất lúa. Cung ứng dịch vụ cho xã viên gồm bơm tát, làm đất, cung ứng lúa giống, cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm để phục vụ cho sản xuất 3 vụ lúa/năm.

Tiến sĩ Andreas Foerster (thứ 3 từ phải qua) đặt câu hỏi với lãnh đạo Hợp tác xã Kênh 7A về sản xuất lúa gạo SRP và cách thức bán gạo đi quốc tế, cũng như giải pháp để giữ chân người trẻ ở lại làm nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Tiến sĩ Andreas Foerster (thứ 3 từ phải qua) đặt câu hỏi với lãnh đạo Hợp tác xã Kênh 7A về sản xuất lúa gạo SRP và cách thức bán gạo đi quốc tế, cũng như giải pháp để giữ chân người trẻ ở lại làm nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia dự án GIC, Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A được hỗ trợ hỗ trợ thực hành nông nghiệp đổi mới sáng tạo để gia tăng lợi nhuận và giúp giảm các tác động tiêu cực, bảo vệ môi trường trồng lúa. Đào tạo thực hành nông nghiệp tốt GAP với tiêu chuẩn lúa gạo SRP bao gồm dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL), sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên nước, phân bón, hóa chất nông nghiệp, giảm khí phát thải nhà kính. Hơn nữa, dự án hỗ trợ các gói kinh doanh và cải tiến liên kết thị trường.

Tại buổi làm việc Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức đánh giá cao những kết quả mà dự án GIC đã đạt được tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A. Trong đó, cải thiện rõ rệt nhất là về mặt môi trường, thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao thu nhập. Đứng tại bờ ruộng lúa có gió mát, hít thở không khí trong lành, uống nước dừa tươi hái tại vườn, đã giúp mọi người cảm thấy bớt mệt mỏi giữa cái nắng nóng gay gắt của mùa hè.

Tiến sĩ Andreas Foerster đặt câu hỏi với Giám đốc Hợp tác xã Đỗ Duy Nguyện: Đứng tại đây, tôi nhìn mô hình ruộng lúa rất đẹp và mang lại hiệu quả tốt. Vậy tương lai 5 năm nữa của Hợp tác xã sẽ như thế nào?

Giám đốc Hợp tác xã Đỗ Duy Nguyện khá tự tin trả lời: Tham gia dự án GIC, chúng tôi được tập huấn, đào tạo nên đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, hạn chế tối đa tác động đến môi trường. Trong đó, có việc sử dụng enzyme để giúp cải tạo đất, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, giảm dần phân bón và các chất hóa học độc hại, nhằm bảo vệ môi trường. Những năm tới chúng tôi sẽ mở rộng diện tích sản xuất hướng hữu cơ, phấn đấu sớm đạt được chứng nhận hữu cơ cho lúa gạo. Từ đó, giúp tăng chất lượng nông sản, giá bán tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn.

Thành viên trong đoàn Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ) đặt câu hỏi với lãnh đạo Hợp tác xã Kênh 7A về những kết quả mà dự án GIC mang lại như thay đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Thành viên trong đoàn Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ) đặt câu hỏi với lãnh đạo Hợp tác xã Kênh 7A về những kết quả mà dự án GIC mang lại như thay đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Vị đại diện Đoàn công tác của Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ) tiếp tục đặt câu hỏi: Chúng tôi được biết Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7A đã sản xuất lúa SRP và bán gạo ra thị trường quốc tế. Vậy cách thức bán gạo như thế nào?

Giám đốc Hợp tác xã Đỗ Duy Nguyện trả lời: Chúng tôi áp dụng quy trình sản xuất SRP nên chất lượng gạo rất tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi quốc tế, kể cả các thị trường khó tính. Để bán được gạo thì Hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp địa phương mà cụ thể ở đây là Tập đoàn Lộc Trời để thu mua, chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, mới chỉ có 40ha lúa trong vụ đông xuân 2022 - 2023 được liên kết tiêu thụ thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. Phần lớn diện tích còn lại vẫn phải bán qua hệ thống thương lái. Đây là điều đáng tiếc và chưa được như mong muốn của các xã viên.

“Nông dân, mà nhất là giới trẻ hiện nay bỏ quê, bỏ đồng ruộng đi làm công việc khác, mà chủ yếu là làm công nhân tại các khu công nghiệp. Vậy lãnh đạo Hợp tác xã có giải pháp gì để giữ chân người trẻ ở lại cống hiến cho nông nghiệp?”, vị đại diện Đoàn công tác tiếp tục đặt câu hỏi.

Giám đốc Hợp tác xã Đỗ Duy Nguyện cho rằng đây là câu hỏi khó và mong muốn được Bộ Kinh tế và Hợp tác phát triển Đức (BMZ), Dự án GIC thông qua chính quyền địa phương hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các Tổ chức nông dân, như đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hỗ trợ dự án tinh thần khởi nghiệp thông qua các khóa đào tạo FBS và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường. Đặc biệt là quy trình thực hành nông nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp sản xuất xanh hơn, sạch hơn, bảo vệ môi trường trường lúa và đạt hiệu quả cao hơn, thu nhập tốt hơn thì sẽ giữ chân được những người trẻ tâm huyết với nông nghiệp.

Bình luận