Mô hình sản xuất Quýt vàng Bắc Sơn gắn phát triển du lịch thăm quan tại Lạng Sơn

Bình luận · 824 Lượt xem

Quýt là sản phẩm đặc sản của vùng núi Bắc Sơn Lạng Sơn, quýt vàng Bắc Sơn nổi tiếng bởi màu vàng của nắng, vị ngọt, hương thơm, tạo cho quả quýt có một hương vị đặc biệt không nơi nào sánh được.


 

Cây Quýt được trồng, chăm sóc, thu hái hoàn toàn tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi các chất gây ô nhiễm độc hại, thời gian thu hái vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch hàng năm. Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có trên 1.400 ha sản xuất quýt, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 3.000-3.500 tấn, giá trị mang lại cho người dân trên 100 tỷ đồng.

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy lợi thế chính quyền và nhân huyện Bắc Sơn đã tích cực chủ động tìm hướng đi cho ngành nông nghiệp huyện nói chung, xây dựng thương hiệu quả quýt vàng Bắc Sơn nói riêng, bằng sự nỗ lực của chính quyền và bà con nông dân sản xuất quýt,  năm 2017 Quýt vàng Bắc Sơn đã được được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Hiện nay nhiều diện tích Quýt đã được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn sản xuất tốt, sạch, thân thiện với môi trường (VietGAP, GlobaGAP), sản phẩm thu hoạch Quýt Bắc Sơn được tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh, tại Hà Nội và một số tỉnh trong nước, chưa được xuất bán ra thị trường nước ngoài. Nhiều hộ gia đình trong vùng sản xuất quýt có thu nhập khá từ 300-500 triệu/năm, tiêu biểu trong số đó có Hợp tác xã Hợp tác xã nông nghiệp Nam Hồng, Thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, Bắc Sơn, Lạng Sơn đã mạnh dạn áp quy trình sản xuất tiên tiến ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mang lại hiệu quả.

Năm 2017 được sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước, Hợp tác xã đã triển khai xây dựng quy trình sản xuất hàng hóa theo hướng VietGAP, kết hợp ứng dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho cây quýt với diện tích là 17 ha, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm (Nhà nước hỗ trợ vật liệu, nhân dân bỏ ngày công để lắp đặt và đào ao tích nước) do đó đã giảm đáng kể về chi phí. Mô hình đã thành công giá thành sản phẩm đầu ra tăng, sản lượng năm 2017 đạt 15 tấn/ha cao hơn 3 tấn/ha năm 2016; tổng thu nhập Hợp tác với 17 thành viên năm 2017 đạt trên 4 tỷ đồng.

Bên cạnh việc thâm canh cây quýt thì việc phát triển dịch vụ du lịch thăm quan vườn quýt đã và đang phát triển, thu hút được đông đảo du khách trong và ngài tỉnh đến thăm quan, trong năm 2017 trên địa bàn xã Chiến Thắng đã thu hút trên 30.000 lượt khách đến thăm quan các mô hình, trong đó nổi bật có vườn quýt hộ gia đình ông Hoàng Cao Vinh thôn Hồng Phòng 1 xã Chiến Thắng, ông Phan Văn Hiền thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng. Với địa thế của vườn Quýt Hang hú có phong cảnh đẹp tự nhiên ngay từ đầu năm 2017 gia đình đã xây dựng kế hoạch triển khai dịch vụ miệt vườn cho các khách đến thăm quan du lịch, đến tháng 10 năm 2017 gia đình đã mở dịch vụ miệt vườn cho khách đến thăm quan vườn quýt ngắm cảnh thưởng thức quýt vàng Bắc Sơn và các sản vật sẵn có của địa phương. Qua hơn 2 tháng đi vào hoạt động vườn quýt Hang Hú đã chiếm được tình cảm của nhiều du khách. Không chỉ có vườn quýt Hang hú gia đình còn có một không gian nhà vườn, có cây cảnh được bố trí hợp lý, xung quanh là bờ dào cây ô rô, bên trong vườn là nhưng cây cảnh để khách thăm quan, thư giãn. Trong năm 2017 gia đình đã đón trên 20.000 lượt khách đến thăm quan qua đó cũng đem lại nguồn thu nhập kinh tế đáng kể cho gia đình và giải quyết được việc làm cho từ 8 - 15 lao động.

 Thông tin liên hệ mô hình: Thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Sở Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn

Bình luận