Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: "Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường v

Bình luận · 810 Lượt xem

Từ ngày 24 - 25/8/2023, tại Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn g??

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại diễn đàn

Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam sản xuất một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp hàng năm. Theo số liệu thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp trong năm 2020 của cả nước là trên 156,8 triệu tấn, trong đó trồng trọt chiếm 56,7%, chăn nuôi chiếm 39,1%; ngành lâm nghiệp chiếm 3,5% và ngành thủy sản 0,7%. Phụ phẩm trồng trọt hiện đang được xử lý bằng các biện pháp như đốt tại ruộng (chiếm 45,9%), làm thức ăn cho gia súc (chiếm 29,0%), bỏ lại tại ruộng (chiếm 8,6%), ủ phân (chiếm 5,0%), sử dụng cho trồng trọt (chiếm 4,1%), còn lại 7% được sử dụng cho các mục đích khác (củi trấu, nấm, độn chuồng....). Trong khi còn lượng lớn phụ phẩm ngành trồng trọt chưa sử dụng thì lượng phụ phẩm được sử dụng theo hướng kinh tế tuần hoàn (làm thức ăn gia súc, ủ phân, đun nấu, mục đích khác) chiếm 45%, còn lại thải trực tiếp ra môi trường gây lãng phí lớn. Việt Nam mới sử dụng 25% lượng phân bón hữu cơ, 75% còn lại là phân bón vô cơ; lượng phân bón nhập khẩu là 60%; kinh phí cho nhập khẩu phân bón mỗi năm là 1,45 triêu USD. Sự mất cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ đó dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường và sự phát triển nông nghiệp bền vững. Chăn nuôi theo hướng hữu cơ đã được các cơ sở chăn nuôi tại các tỉnh thành trên cả nước quan tâm thực hiện, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn hạn chế.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian gần đây, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong đó có sử dụng chất hóa học giúp thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả trong sản xuất làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, sức khỏe của người sản xuất, tiêu dùng, người dân trong vùng sản xuất. Để hạn chế tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 - 2025, đồng thời có các cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Phụ phẩm nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý cần khai thác hiệu quả. Việc xử lý và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Theo Cục Chăn nuôi, để phát triển chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn, chăn nuôi hữu cơ trong những năm tới, chăn nuôi phải gắn với trồng trọt và các ngành khác để hình thành chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi để phát triển chăn nuôi bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường chăn nuôi.

Theo Cục Trồng trọt, cần xây dựng hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính sách cho sản xuất hữu cơ đã có, nhưng các chính sách này mới chỉ tập trung cho sản xuất, chưa có chính sách cho các đối tượng khác tham gia trong chuỗi giá trị như: chính sách khuyến khích sản xuất các loại vật tư phục vụ sản xuất hữu cơ (giống, phân bón, chế phẩm sinh học, bao gói...), chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm xanh. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tuần hoàn như: xây dựng các chính sách khuyến khích ưu đãi cho cơ sở sản xuất ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tuần hoàn... Ngoài ra cần có các chính sách hỗ trợ quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xác định vùng canh tác hữu cơ, chính sách về đất đai (tích tụ đất, ưu đai thuế), hỗ trợ xây dựng thương hiệu.../

T.H

Bình luận