Kiểm ngư Vùng V xuyên đêm cứu ngư dân gặp nạn

Bình luận · 226 Lượt xem

Đoàn công tác số 7 (Chi cục Kiểm ngư Vùng V) xuyên đêm cứu hộ một ngư dân gặp nạn trên biển, kịp thời đưa nạn nhân lên bờ để chữa trị an toàn.

Tàu KN- 506 xuyên đêm cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển. 

Tàu KN- 506 xuyên đêm cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển. 

Xuyên đêm cứu hộ ngư dân gặp nạn

Lúc 17 giờ 55 phút ngày 21/9/2023, Đoàn công tác số 7 của Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 đang thực hiện nhiệm vụ tại vùng biển giáp ranh với Malaysia (70 24’00 - 1040 14’00), tàu KN-506 tiếp nhận yêu cầu cứu nạn của tàu cá CM-91989-TS có 1 ngư dân bị tại nạn, trong trạng thái nguy kích đến tính mạng.

Ông Nguyễn Văn Sơn (ở xã An Lợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) - thuyền trưởng tàu cá CM-91989-TS cho biết, tai nạn xảy ra vào lúc 17h ngày 21/8. Trong khi tàu cá đang kéo neo chuẩn bị thả lưới, anh Nguyễn Thanh Sử (1977) bị neo đạp vào vùng ngực gây bất tỉnh nhân sự.

Tàu Kiểm ngư Vùng V kịp thời cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển. Ảnh: Trần Nam Chung.

Tàu Kiểm ngư Vùng V kịp thời cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển. Ảnh: Trần Nam Chung.

“Trên vùng biển này, muốn cứu được ngư dân chỉ còn mỗi cách liên hệ với các anh kiểm ngư trực gần đây thôi”, anh Sơn hốt hoảng kể lại.

Khi tiếp nhận được tin báo, tàu KN-506 đang tuần tra trên biển Tây Nam bộ đã ngay lập tức tiếp cận tàu cá đang có ngư dân gặp nạn. Do được chuẩn bị trước chuyến đi biển, Đoàn Công tác số 7 của Kiểm ngư Vùng 5 đã khẩn trương triển khai phương án cứu giúp ngư dân, các thành viên từng bộ phận tiến hành sử dụng các thiết bị cứu thương một cách thuần thục và chính xác, chuyển nạn nhân từ tàu cá sang tàu KN-506 để vừa tiến hành sơ cứu vừa sử dụng tàu kiểm ngư đưa ngư dân vào bờ.

Ông Trần Nam Chung và thành viên Đoàn công tác số 7 tiếp cận tàu cá có ngư dân gặp nạn chiều ngày 21/9. Ảnh: Phương Khánh.

Ông Trần Nam Chung và thành viên Đoàn công tác số 7 tiếp cận tàu cá có ngư dân gặp nạn chiều ngày 21/9. Ảnh: Phương Khánh.

"Cứu người như cứu hỏa, do khoảng cách vào bờ quá xa (104 hải lý tương đương gần 200 km) lại đúng vào lúc trời đã tối. Ngay lúc này một kế hoạch hành trình xuyên đêm được chỉ huy đoàn công tác tàu KN-506 phê duyệt", ông Trần Nam Chung, trưởng đoàn công tác số 7 chi biết.

Đến 04h40' sáng ngày 22/9, tàu KN 506 đã bàn giao ngư dân gặp nạn cho Biên phòng Hòn Chuối (Cà Mau) tiếp nhận để tiếp tục đưa nạn nhân lên bờ chữa trị.

Điểm tựa của ngư dân đánh bắt xa bờ

Đoàn công tác số 7 (Chi cục Kiểm ngư Vùng V - Cục Kiểm ngư) xuất quân thực hiện tuần tra, giám sát hoạt động nghề cá trên vùng biển Tây Nam bộ vào chiều ngày 11/9, theo kế hoạch sẽ tuần tra trên biển đến ngày 30/9.

Mục tiêu của chuyến công tác nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp đồng thời tuyên truyền, hỗ trợ, động viên, tạo sự yên tâm để ngư dân hoạt động khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật trên các vùng biển Việt Nam.

Phạm vi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản lần này của đoàn sẽ tiến hành trên vùng biển Tây Nam bộ, vùng biển giáp ranh với Malaysia, Thái Lan và Vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Đoàn công tác gồm 15 thành viên do ông Trần Nam Chung (Kiểm ngư viên - Phòng pháp chế Thanh tra Cục Kiểm ngư) làm Trưởng đoàn tuần tra; ông Nguyễn Văn Đức (thuyền trưởng, phó trưởng đoàn).

Trong thời gian tuần tra từ ngày 11/9 cho tới nay, Tổ tuần tra đã kịp thời phát hiện nhiều tàu cá vi phạm các lỗi có thể nằm trong quy định về gỡ thẻ vàng IUU, như đánh bắt thủy sản sai vị trí quy định theo kích thước tàu cá; không ghi Nhật ký đánh bắt thủy sản…

Tổ công tác đã lập biên bản các trường hợp vi phạm xử lý theo quy định, đồng thời vận động, tuyên truyền ngư dân tuân thủ các quy định pháp luật đối với các hoạt động nghề cá trên biển; không khai thác hải sản trái phép trên vùng biển của nước ngoài; nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản góp phần phát triển nghề cá… Ngoài ra, Tổ công tác cũng tặng cờ Tổ quốc cho các tàu cá đánh bắt xa bờ trong hành trình chuyến công tác.

Một ngu dân trên tàu cá đánh bắt xa bờ ở vùng biển Tây Nam bộ. Ảnh: Kiên Trung.

Một ngu dân trên tàu cá đánh bắt xa bờ ở vùng biển Tây Nam bộ. Ảnh: Kiên Trung.

Vùng biển Tây Nam bộ là một phần của vịnh Thái Lan có nhiều nhánh sông từ lục địa chảy ra biển, kết hợp với dòng hải lưu tự nhiên từ biển Đông tạo thành dòng chảy có chiều ngược chiều kim đồng hồ (ngoại trừ vùng ven bờ Cà Mau - Kiên Giang). Sự cấu tạo nền đáy, thủy triều và dòng hải lưu tạo ra những vùng nước trồi, nước chìm hình thành ngư trường tự nhiên trong khu vực Tây Nam bộ.

Tại đây hàng năm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam; gió mùa Đông Bắc (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Tây Nam (mùa mưa) từ tháng 6 đến tháng 9; các tháng 5 và 10 là thời kỳ chuyển tiếp của hai mùa gió. Khu vực biển hoạt động là thời điểm mùa mưa, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, thường xuyên xuất hiện các đợt mưa giông cục bộ, gió giật mạnh kèm theo lốc xoáy. Sự khắc nghiệt của thiên tai trên biển ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các tàu thuyền và ngư dân đánh bắt xa bờ trên ngư trường này", thuyền trưởng Nguyễn Văn Đức chia sẻ. 

 
Bình luận