Chế độ ăn uống lành mạnh được người châu Á ưa chuộng

Bình luận · 217 Lượt xem

Ở châu Á, chế độ ăn uống là tất cả để được mạnh khỏe, bởi vì người châu Á tin rằng làm như vậy là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của họ

Ở châu Á, chế độ ăn uống là tất cả để được mạnh khỏe, bởi vì người châu Á tin rằng làm như vậy là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của họ. Nếu bạn quyết định kết hợp những thói quen này vào chế độ ăn uống của mình, bạn có nhiều khả năng sẽ thấy sức khỏe tổng quát của mình được cải thiện. Dưới đây là những phương pháp ăn kiêng của người châu Á, được xem là biện pháp lý tưởng nhất để đảm bảo sức khỏe.

1 am thuc

Uống trà là một thói quen ẩm thực phương Đông.

Uống nhiều trà

Ở thế giới phương Tây, chuyện uống một cốc nước lạnh hoặc có thể là một lon soda trong bữa ăn là điều bình thường, nhưng thay đổi thói quen này có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Tốt hơn nhiều là bạn nên uống trà xanh hoặc một loại trà nóng khác trước bữa ăn 30 phút để hỗ trợ hoạt động của các enzym và tăng cường khả năng tiêu hóa của bạn, rồi hãy uống một thứ gì đó sau bữa ăn 30 phút thay vì uống trong lúc ăn.

Khi đến thăm các quốc gia ở Viễn Đông, người ta sẽ không thấy nhiều người uống cà phê. Họ muốn được cung cấp đủ nước và dưỡng chất bằng trà nóng. Mọi người đựng trà xanh hoặc trà ô long trong phích thủy tinh để nhâm nhi khi đang di chuyển. (Nó phổ biến đến mức họ thậm chí còn có khoai tây chiên trà xanh!) Và tại sao không? Các nghiên cứu cho thấy trà có những lợi ích to lớn đối với sức khỏe. Những người uống một tách trà xanh giảm nguy cơ đột quỵ tới 35%! Chưa kể nó còn giúp giảm cân, bảo vệ xương, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường sức khỏe tim mạch. Từ ngữ So gānbēi (nghĩa là “hãy uống cạn” trong tiếng Quan Thoại)

Chọn nước ấm thay cho nước lạnh

Tin hay không tùy bạn, uống trà đá hoặc nước lạnh dường như rất buồn cười đối với hầu hết người dân vùng Viễn Đông, họ vốn ưa chuộng các đồ uống ấm hoặc đồ uống nóng hơn. Tại sao? Nước lạnh có lợi ích trong việc thanh nhiệt, nhưng nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ phòng giúp giảm tắc nghẽn, giải độc cơ thể và giảm đau một cách tự nhiên (bao gồm các chứng đau khớp và đau bụng kinh). Theo y học cổ truyền Trung Quốc, uống nước ấm vào buổi sáng cũng kích hoạt hệ tiêu hóa và kích thích lưu thông máu.

Ăn nhiều canh

Canh rất bổ dưỡng, cũng như làm cho no. Hầu hết các món canh châu Á đều được nấu bằng xương hoặc rau củ nên rất giàu vitamin và khoáng chất. Ví dụ như nước hầm xương, súp rau dễ hấp thụ vào cơ thể. Hơn nữa, nhiệt độ ấm của canh có thể cải thiện toàn bộ quá trình tiêu hóa.

Tỷ lệ 3: 1 giữa rau và thịt

Chế độ ăn của người châu Á nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn nhiều rau gấp ba lần ăn thịt. Chế độ ăn thông thường của phương Tây với thịt và khoai tây không để lại nhiều chỗ trên đĩa cho nhiều loại rau củ được kết hợp vào bữa ăn, nhưng có một chi tiết nhỏ mà bạn có thể làm để tốt hơn cho sức khỏe, đó là chuyển từ khoai tây sang khoai lang. Các chất bổ sung tuyệt vời khác mà bạn có thể thực hiện là các loại rau đắng chẳng như rau cải đắng, rau đắng.

Dùng các chén nhỏ và đũa

Thay đổi và dọn ra những chiếc chén ăn cơm nhỏ hơn, đó là một cách rất hay để ăn những khẩu phần nhỏ hơn. Dùng đũa cũng giúp bạn tránh được sự cố ăn quá mức. Đôi đũa được đảm bảo làm chậm tốc độ ăn uống của bạn và giúp dạ dày có thời gian liên lạc với não, báo tín hiệu rằng đã no và đã đến lúc ngừng ăn.

Kết hợp các loại gạo

Các loại gạo đen, đỏ hoặc tím có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với gạo trắng hoặc gạo lứt. Ở châu Á, cơm được dùng để bổ sung vào bữa ăn, chứ không phải là món chính. Là một loại carbohydrate, nó được chuyển hóa thành đường khi được tiêu hóa, làm tăng đáng kể chỉ số đường huyết của bạn. Đây là một nguồn cung cấp năng lượng nhanh, nhưng sẽ không tốt nếu bạn đang cần tránh sự dao động của lượng đường trong máu, hoặc nếu bạn bị tiểu đường.

Không ăn tráng miệng vào buổi tối

Nếu bạn thực sự phải ăn tráng miệng, hãy chắc chắn rằng bạn ăn trái cây. Nó bổ dưỡng và ngon miệng, thường được dùng như món tráng miệng ở châu Á. Bánh ngọt, bánh quy và kem chỉ nên để dành cho những dịp đặc biệt.

Hải sản

Một thực tế nổi tiếng là hải sản rất tốt cho sức khỏe và nó đã là một phần của chế độ ẩm thực trên khắp thế giới trong nhiều thiên niên kỷ. Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về các loại dầu tốt cho sức khỏe có trong cá, nhưng văn hóa châu Á luôn làm tốt hơn trong việc tiếp tục đưa cá vào chế độ ăn uống của địa phương họ.

Ăn cả con vật

Dạo qua một khu chợ châu Á, bạn có thể bắt gặp những cái chân gà hoặc những chiếc tai lợn được bày bán. Mặc dù bạn có thể nao lòng khi nghĩ đến việc phải ăn cả những phần “khó chịu” đó, nhưng việc tiêu thụ toàn bộ một con vật, từ đầu cho đến đuôi, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin D, vitamin B và magnesium. Da và xương cũng cung cấp một nguồn glycine tuyệt vời, acid amino chống lão hóa có trong collagen giúp tăng cường sức mạnh của khớp và xương. Bên cạnh đó, việc ăn cả con vật sẽ ít lãng phí hơn, và như câu nói, “đừng lãng phí, không nên!”

Ăn nhiều cá hơn

Từ món sushi cho đến những chiếc xương cá khô, các khẩu phần ăn của người Viễn Đông rất giàu hải sản. Mặc dù nó có thể không có lợi cho mùi hơi thở của chúng ta, nhưng ăn cá và hải sản có tác dụng tuyệt vời đối với tâm trí và cơ thể của bạn. Hải sản chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Cá và tôm cua sò ốc cũng chứa acid béo omega-3, một khối cơ cấu chính của não giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch, cân bằng hormone và giảm trầm cảm.

Các đồ ăn nhẹ lành mạnh hơn

Ở châu Á, người ta có xu hướng ăn nhẹ với rong biển, các loại hạt, trái cây khô và hạt thay vì khoai tây chiên, bánh quy và các loại thực phẩm ăn vặt không lành mạnh khác khá phổ biến ở phương Tây. Trên thực tế, chúng rất dễ tìm thấy ở hầu hết mọi thị trường. Duy có một điều bạn phải chú ý nếu quyết định bắt đầu ăn vặt theo kiểu châu Á, đó là hãy thận trọng với hàm lượng muối trong các món hạt.

Ăn uống tùy theo mùa

Nếu ở phương tây, người ta sẽ không cần phải bận tâm mấy về vấn đề nhiệt độ năng lượng của thực phẩm liên quan với các mùa trong năm. Nhưng ở châu Á, quy tắc ngón tay cái đơn giản này chỉ ra rằng nên ăn các thức ăn làm mát khi trời nóng, và các thức ăn hâm nóng khi trời lạnh. Canh nóng và các món hầm dành cho mùa đông, trong khi các thứ như cần tây, dưa và salad lạnh dành cho mùa hè. Mọi thực phẩm đều có nhiệt độ năng lượng và vì thế có ảnh hưởng đến cơ thể.

Tránh sữa bò

Sữa kết hợp một cách khủng khiếp với nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn, mặc dù quan niệm rằng sữa hoàn toàn tốt cho sức khỏe vẫn được các nhà quảng cáo liên tục sử dụng. Trên thực tế, sữa bò hoàn toàn không có trong khẩu phần ăn của người châu Á. Vấn đề là sữa bò làm chậm nhu động ruột theo tốc độ chậm như ốc sên, điều này hoàn toàn ngược lại với những gì tốt nhất cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy thử thay thế sữa bò bằng sữa hạnh nhân, nước cốt dừa, gạo hoặc sữa đậu nành hữu cơ. 

Bình luận