'Cái nôi' đào tạo cán bộ nguồn cho nông nghiệp công nghệ cao

Bình luận · 221 Lượt xem

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tên trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trải qua hơn 62 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, hơn 10.000 thạc sĩ và trên 560 tiến sĩ, chiếm 65% số cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý ngành NN-PTNT cả nước.

Cơ sở vật chất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện là trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vưc gồm Nông nghiệp, Thú y, Kinh tế, Môi trường, Quản lý đất đai… Năm 2017, theo các bảng xếp hạng Học viện xếp thứ 3 trong các trường đại học của Việt Nam, thứ 50 các trường đại học Đông Nam Á, top 20 tổ chức công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam. Đây là những thành tích thể hiện rõ bề dày lịch sử cùng chất lượng đào tạo tốt của Học viện trong định hướng trở thành trường Đại học hàng đầu trong khu vực.

Học viện có 14 khoa chuyên môn, gần 1.400 cán bộ, giảng viên có trình độ cao với trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo từ các nước có nền giáo dục và khoa học tiên tiến như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan… Nhiều nhà khoa học của Học viện là chuyên gia đầu ngành của đất nước trong lĩnh vực NN-PTNT.

Với cơ sở hạ tầng đồng bộ trên một khuôn viên rộng gần 200ha ngay tại Thủ đô Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được coi là trường đại học rộng và đẹp nhất Việt Nam, là môi trường lý tưởng để mọi sinh viên có cơ hội học tập, sinh hoạt, nghiên cứu và khởi nghiệp. Hàng trăm cty đã đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam để tuyển dụng 4.000 việc làm mỗi năm, thậm chí “đặt hàng sinh viên xuất sắc, giỏi” làm việc cho công ty sau khi tốt nghiệp. Qua điều tra cho thấy, hơn 90% sinh viên có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp.

Ngày hội việc làm thu hút gần 6.000 chỉ tiêu tuyển dụng cho sinh viên HVNN

Với đặc thù ngành nông nghiệp, sinh viên dễ dàng tiếp cận được nhiều cơ hội trao đổi sinh viên quốc tế, học chuyển tiếp và du học ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Hàng năm, Học viện luôn tìm kiếm và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hơn trăm trường ĐH trên thế giới giúp cho sinh viên viên có cơ hội thực tập, trao đổi nước ngoài như: ĐH California, Davis (Hoa Kỳ), ĐH Wisconsin (Hoa Kỳ), ĐH Wageningen (Hà Lan), ĐH Liege (Bỉ)... Bên cạnh đó, Học viện đang là điểm đến của các Start-up trong lĩnh vực nông nghiệp, nhận được nhiều sự ủng hộ của các Bộ Ban ngành, chính phủ để có thể hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trở thành những nhà lãnh đạo tương lai.

Theo Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Bộ NN-PTNT, phấn đấu đến năm 2020, mỗi tỉnh có ít nhất 10 doanh nghiệp, 10 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1 – 2 khu nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm ít nhất 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng, đủ sức để phát triển nông nghiệp nông nghệ cao của Việt Nam.

Sinh viên HVN trong chương trình học bổng YSEALI năm 2017

Với phương châm tạo cơ hội học tập và thành đạt cho mọi người, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là địa chỉ tin cậy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành NN-PTNT phục vụ xã hội, đặc biệt nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chủ trương của Chính phủ.

Năm 2018, Học viện dự kiến tuyển sinh 5.990 chỉ tiêu với 34 ngành, 75 chuyên ngành đào tạo khác nhau. Trong đó có 51 chương trình đào tạo tiêu chuẩn, 02 chương trình đào tạo tiên tiến, 03 chương trình đào tạo chất lượng cao (dạy bằng tiếng Anh) và 19 chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE). Thí sinh có thể xét tuyển tuyển thẳng, xét học bạ kết quả học tập lớp 11, 12 và xét tuyển dựa vào kết quả thi THPTQG năm 2018.

Năm 2018, Học viện dự kiến tuyển sinh 5990 chỉ tiêu với 34 ngành, 75 chuyên ngành đào tạo

Đặc biệt, Học viện sẽ dành gần 25 tỉ đồng học bổng và hỗ trợ cho tân sinh viên khóa 63 có kết quả học tập khá giỏi xét tuyển sớm, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên miền núi. Đồng thời Học viện đã và đang triển khai đề án đặt hàng đào tạo của Bộ NN-PTNT với cơ hội giảm 40 – 50% học phí cho sinh viên. Sinh viên theo học văn bằng 2 của Học viện có thể giảm học phí 30 – 50%.

Bình luận