Thừa Thiên Huế - Phát triển nuôi tôm nước lợ

Bình luận · 759 Lượt xem

Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất cát ven biển và đất mặt nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lập An - Lăng Cô để phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm nước lợ. Đến nay, tổng diện tích có nuôi tôm

Diện tích nuôi tôm trên cát ven biển là 595 ha, tập trung chủ yếu tại vùng cát ven biển huyện Phong Điền và một số diện tích rất ít rải rác tại vùng cát ven biển huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.

Đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng theo phương thức nuôi thâm canh, thả giống với mật độ cao và năng suất thu hoạch bình quân 8 - 10 tấn/ha. Một số ít điển hình nuôi theo mô hình ao nuôi tròn công nghệ cao, áp dụng quy trình nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn để đạt năng suất 50 - 60 tấn/ha. Trong những năm gần đây, đối với các ao nuôi tôm không hiệu quả, các hộ dân đã chuyển sang nuôi các đối tượng như ốc hương và một số giống cá tự nhiên bản địa như cá nâu, cá dìa, cá kình...

Môi trường nước biển phục vụ nuôi tôm trên cát, nước biển có độ mặn ổn định phù hợp để cung cấp cho nhu cầu nuôi tôm trên cát của tỉnh, tuy nhiên chất lượng chưa đảm bảo. Quan trắc môi trường của Chi cục Thủy sản cho thấy, hàm lượng TSS (tổng chất rắn lơ lửng), kim loại nặng như Fe, Pb khá cao vào các tháng trong năm kể cả vào các tháng không phải nuôi chính vụ; do đó có hiện tượng đóng váng và kết tủa trong quá trình lấy nước vào để lắng lọc.

Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng đầm phá toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 2.675 ha với hình thức nuôi xen ghép là chủ yếu, một số diện tích (khoảng 10%) là nuôi chuyên tôm; năng suất bình quân khoảng 0,8 - 1,0 tấn/ha; một số ít diện tích cao triều đầm phá cũng đang được thử nghiệm nuôi tôm theo quy mô ao tròn và áp dụng nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao. Đối tượng chính là tôm sú, trong những năm gần đây người dân nuôi tôm chân trắng để rút ngắn thời gian nuôi; tôm được nuôi xen ghép với cua và các loại cá nước lợ như cá dìa, cá kình, cá nâu, cá đối.../ T.H

Bình luận