Bón phân Văn Điển bổ sung trung, vi lượng cho cây trồng

Bình luận · 221 Lượt xem

Để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao nhằm làm ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giá trị, thân thiện với môi trường, vai trò các chất trung, vi lượng càng phải được đặc bi

Vai trò của trung, vi lượng

Với cơ sở khoa học và qua thực tế SXNN cho thấy các chất trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Phân bón Văn Điển với thành phần của lân Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ các chất trung, vi lượng. Lân Văn Điển có tỷ lệ các chất: P2O5 từ 15 - 17%, CaO 28 - 34%, MgO 15 - 18%, SiO2 24 - 30% và các chất vi lượng B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe.

09-16-30_trong_tieu_1
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa trung vi lượng cho hồ tiêu

Vai trò tác dụng của trung, vi lượng đối với cây trồng: Silic giúp cứng cây cho lúa, ngô, mía; tăng sức chống chịu, hạn chế lốp đổ… góp phần giảm độc Mn, Mg; tăng chất lượng nông sản, tạo diệp lục, gluxit; tăng tinh bột trong củ hạt; tăng tỷ lệ đường cho mía, quả; tỷ lệ hydroxitcacbon trong lá, tỷ lệ dầu béo tinh dầu cho sản phẩm hương liệu và hành tỏi, làm cho cây dâu dày lá, tằm ăn ít bệnh dày kén, tơ dài và bền.

Riêng với cây lúa, các chất trung, vi lượng ngoài có lợi như trên, Silic còn hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi khác như nhiễm mặn, hạn úng, ngộ độc kim loại. Thiếu Silic tỷ lệ hạt lép lửng tăng, giảm năng suất và phẩm chất gạo, lớp vỏ trấu và vỏ lụa mỏng có kết cấu yếu dễ bị nấm men xâm nhập làm giảm phẩm chất và khó bảo quản.

Ba chất rất cần cho lúa chất lượng cao là lân (P2O5), Silic (SiO2) và Ma giê (MgO). MgO cùng với CaO tạo thành và giữ hương vị cho gạo, góp phần cho gạo bóng sáng đẹp, tạo chất béo. Hút đủ CaO và Mg độ pH gạo tăng nên dễ bảo quản, hạn chế hút ẩm.

Đối với cây ăn quả, chất trung, vi lượng còn làm cho mẫu mã quả đẹp, bảo quản được lâu và tăng thêm mùi vị thơm ngon giúp duy trì nâng cao hương vị đặc trưng của giống. Ví dụ, đối với nhóm cây có múi họ bưởi, cam, quýt vai trò các chất trung, vi lượng: Thiếu Zn lá non nhỏ và có các bệnh dưới gân lá, triệu chứng giống bệnh greening thường gặp ở đất quá chua hoặc kiềm.

Thiếu Mg lá già có những vệt vàng ở cả hai mặt ở gân lá chính bắt đầu từ ngọn lá, bị nặng lá sẽ bị rụng. Thiếu Mn giống với triệu chứng thiếu Zn chỉ khác là các vệt màu xanh nhạt chứ không phải là màu xanh vàng. Thiếu Fe giống như triệu chứng thiếu Zn, thiếu Mn nhưng chỉ ở những lá non.

Thiếu vi lượng là cây mất cân đối về dinh dưỡng, dễ xảy ra bệnh khảm vàng lá, rụng hoa, rụng quả non. Ngoài ra các chất vi lượng như Mg, Zn còn làm tăng sức đề kháng cho cây. Vi lượng còn giúp giảm số hạt, tăng hương vị vị, làm đẹp mã cho quả.

Với cây công nghiệp như cà phê: Các chất trung lượng S, Mg, Ca rất cần thiết, giúp cho hoa nở, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Thiếu S lá non mỏng, giòn, chuyển màu vàng. Thiếu Mg, Ca cây yếu, dễ gãy cành, rụng quả. Thiếu vi lượng cây cằn cỗi, lá non màu nhạt hoặc dài ra hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp. Các chất vi lượng còn giúp cà phê tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô.

Do lân Văn Điển có hàm lượng CaO và MgO khá cao nên bón vào đất nhiều năm hạn chế sự chua hóa của đất, cải thiện tình trạng các cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ trong đất góp phần tăng chất lượng đất.

Đối với các cây rau, màu: Chất trung, vi lượng giúp tăng năng suất chất lượng, tăng sức chống chịu, giữ và tăng hương vị đặc trưng của từng loại rau.

Đối với cây hồ tiêu, hiệu quả của các chất trung, vi lượng trong phân bón Văn Điển rất rõ thông qua tổng hợp kết quả nghiên cứu từ năm 2005 - 2013 của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Hiệu suất sử dụng lân văn Điển với hồ tiêu kinh doanh trung bình đạt 18,1kg hạt tiêu khô/1kg P2O5; lân khác 17,2kg. Nguyên nhân do lân Văn Điển ngoài lân có Ca, Mg, Si cung cấp thêm chất trung lượng cho cây và cải thiện chất lượng đất do bổ sung thêm Ca2+, Mg2+ cho CEC của đất.
 

Giải pháp hiệu quả bổ sung trung, vi lượng cho đất

Thay vì mua các sản phẩm phân bón trung, vi lượng đơn, không rõ ràng cách thức SX, giá cao, hàm lượng mập mờ thì phân bón Văn Điển là sự lựa chọn thông minh nhằm nâng cao chất lượng nông sản, canh tác nông nghiệp bền vững.

09-16-30_ho-tieu

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân lân ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) = 16%, còn có vôi (canxi) = 30%, magiê = 15%, silic = 24% và còn chứa 7 chất vi lượng gồm kẽm, sắt, đồng, bo, mangan, molipđen, coban...

Hiện Cty Phân lân nung chảy Văn Điển có hơn 60 dòng sản phẩm phân bón khác nhau. Điểm khác biệt nhất của phân ĐYT NPK Văn Điển là tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng chiếm từ 20 - 40% trong mỗi loại phân chuyên dùng.

Những chất dinh dưỡng trung vi lượng này chiếm đến 70%. Phân lân nung chảy Văn Điển kiềm tính (pH 8 - 8,5, 1kg lân có tác dụng khử chua tương đương 0,5kg vôi bột), không độc hại, không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây; khi bón qua đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng từ đầu đến cuối vụ.

Phân lân nung chảy Văn Điển thích hợp nhiều vùng đất chua, lầy thụt, gò đồi, thung lũng, chiêm trũng, phèn, các loại đất chua, mặn ven biển… Không những nâng cao năng suất, chất lượng nông sản mà còn bổ sung, cân bằng lại dinh dưỡng trong đất, làm cho đất tơi xốp, hạn chế rong rêu, phục vụ cho canh tác nông nghiệp bền vững.

Phân lân nung chảy Văn Điển dùng để bón lót trước khi gieo hạt giống hoặc trước khi trồng cây con, đối với cây trồng lâu năm thì bón sau thu hoạch hoặc trước khi cây phân hóa mầm hoa (cây ăn quả), liều lượng bón từ 600 - 1.000kg/ha tùy theo từng loại giống cây trồng và điều kiện thổ nhưỡng.

Phân ĐYT NPK Văn Điển: Dùng để bón lót trước khi gieo hạt hoặc trước khi trồng cây con, gồm các dòng sản phẩm như: ĐTY NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, ĐYT NPK 4.12.7, ĐYT NPK 10.12.5… ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) còn có các chất trung, vi lượng chiếm từ 40 - 45% trong mỗi loại phân.

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển dùng bón thúc cho cây trồng, gồm các sản phẩm: ĐYT NPK 16.5.17 bón thúc cho lúa, ĐYT NPK 22.5.11 bón thúc cho khoai tây, dâu tằm, các loại rau ăn lá; ĐYT NPK 16.8.8 bón thúc cho cây chè, ĐYT NPK 12.8.12, 16.6.16, 16.16.8 bón thúc cho cà phê, hồ tiêu, ĐYT NPK 15.5.20 bón thúc cho dứa, mía… tùy loại cây trồng để sử dụng loại phân chuyên dùng, lượng bón cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, mùa vụ của địa phương theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Bình luận