Hội chợ Lúa gạo Quốc tế đóng góp thiết thực cho khoa học

Bình luận · 219 Lượt xem

Giống cây trồng, canh tác thông minh, hệ thống thu hoạch, dự trữ và hậu cần tại Hội chợ Lúa gạo Quốc tế giúp trực quan hóa các ý tưởng khoa học.

 

IRRI đóng góp phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam

Hơn 1.500 đại biểu sẽ dự Đại hội Lúa gạo quốc tế 2023

Đại hội Lúa gạo lớn nhất thế giới sắp diễn ra vào tháng 10

Sảnh hội chợ thương mại tại Đại hội Lúa gạo Quốc tế tại Thái Lan năm 2014. 

Sảnh hội chợ thương mại tại Đại hội Lúa gạo Quốc tế tại Thái Lan năm 2014. 

 

Hội chợ thương mại về ứng dụng khoa học công nghệ thuộc khuôn khổ Đại hội Lúa gạo Quốc tế (IRC 2023), diễn ra từ 16 - 19/10 tại Manila, Philippines. Hội chợ cung cấp cho người tham gia những kiến thức, thông tin bổ ích về các thiết bị mới, được phát triển nhằm giải quyết thách thức của hệ thống lương thực - thực phẩm. 

 

Xuyên suốt 4 ngày diễn ra hội chợ, loạt công cụ được trưng bày sẽ trực quan hóa những ý tưởng được thảo luận trong khoảng 400 bài thuyết trình khoa học tại đây. 

 

Trong đó, nổi bật là máy cấy lúa, các giải pháp đầu vào cho trang trại (bao gồm giống cây mới), giải pháp thu hoạch, sau thu hoạch, cũng như công tác hậu cần. Qua đó, hội chợ thương mại giới thiệu những ứng dụng thông minh, cung cấp kiến thức và kỹ thuật cho người nông dân trong thời gian sớm nhất. 

 

Đây là hội chợ quy mô lớn, gồm 35 quầy trưng bày với sự tham gia của các doanh nghiệp phát triển ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp như AGCO, Bayer, CNH và Kubota. Khu vực trưng bày được đặt tại trung tâm hội chợ, nằm giữa không gian trao đổi thông tin và sảnh giới thiệu các sáng kiến phát triển ngành lúa gạo. 

 

“Là một phần quan trọng của Đại hội Lúa gạo Quốc tế, hội chợ cho thấy tính thực tiễn của các ý tưởng canh tác lúa gạo thông qua trưng bày các thiết bị công nghệ, các giống cây trồng mới. Ngoài ra, các chuyên gia, nhà sáng chế có mặt tại triển lãm sẽ đưa ra lời khuyên trực tiếp, tư vấn kỹ thuật cho nông dân và người trong ngành”, bà Katharina Staske, Giám đốc điều hành DLG Châu Á - Thái Bình Dương cho biết.

 

Kể từ khi thành lập vào năm 2002, Đại hội Lúa gạo Quốc tế được tổ chức 4 năm 1 lần. Hội chợ thương mại quốc tế thuộc khuôn khổ Đại hội đã trở thành nền tảng trao đổi kiến ​​thức giữa các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, góp phần thúc đẩy hợp tác công - tư. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển công nghệ, khoa học nhằm giải quyết những thách thức của ngành lúa gạo toàn cầu.

 

Bà Staske cho biết thêm: “Hội chợ là cơ hội quan trọng, tạo ra không gian đối thoại giữa giới chuyên môn, khối tư nhân và người nông dân.

 

Đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu là một trong những nhiệm vụ chính của chúng tôi. Do đó, quy trình chuyển giao hạt giống đến người nông dân ở châu Á là yếu tố quan trọng đối với công tác nghiên cứu giống lúa mới”.

 

Một số kỹ thuật được nhiều người mong đợi bao gồm hệ thống tưới tiêu tự động, thiết bị gieo hạt trực tiếp, cũng như hệ thống quản lý dữ liệu và canh tác thông minh.

 

“Một số tính năng chính mà Kubota sẽ giới thiệu tại Hội chợ là máy cấy và Giải pháp thông minh Kubota (KIS) - ứng dụng mới nhất của chúng tôi. Ứng dụng này giúp giám sát mạng lưới các thiết bị nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể. 

 

Ngoài ra, chúng tôi sẽ cập nhật quy trình sử dụng máy bay không người lái (drone) để rải phân bón. Đại hội Lúa gạo Quốc tế 2023 là cơ hội lý tưởng để giới thiệu những sáng kiến trong lĩnh vực trồng trọt”, bà Erika Ligot - Giám sát tiếp thị kỹ thuật số của Kubota Philippines cho biết.

 

Quy trình canh tác lúa gạo ở châu Á tập trung sử dụng các giống lúa có năng suất cao, khả năng chống chịu dịch bệnh, đặc biệt có thể mang lại lợi nhuận kinh tế cho các nông hộ quy mô nhỏ.

 

Dự trữ gạo trong điều kiện khí hậu ẩm là một thách thức lớn với ngành lúa gạo khu vực. Nấm mốc, vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện ẩm có thể làm hỏng thực phẩm, lãng phí lương thực. Do đó, hội chợ sẽ cung cấp thông tin về một số giải pháp sau thu hoạch gồm công nghệ bảo quản, làm mát, phù hợp với nông nghiệp khí hậu nhiệt đới. 

 

Giữa các phần thuyết trình, người tham gia sẽ khám phá công nghệ liên quan đến lúa gạo và các dịch vụ khác tại triển lãm thương mại do DLG (Hiệp hội Nông nghiệp Đức) và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) phối hợp tổ chức.

 

Bà Staske giải thích: “Việc kết nối các công ty lớn với nông dân và chuyên gia là một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức DLG nhằm nâng cao nền nông nghiệp toàn cầu”.

 

Đại hội Lúa gạo Quốc tế 2023 là diễn đàn quan trọng để xác định các giải pháp cần thiết nhằm góp phần cải thiện năng suất ngành trồng trọt, thảo luận về những thách thức và cơ hội của ngành lúa gạo từ lăng kính hệ thống lương thực.

 

Đại hội Lúa gạo Quốc tế vừa qua đã thu hút khoảng 1.500 đại biểu đến từ 64 quốc gia, bao gồm đại diện cấp cao của Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp Liên hợp quốc - FAO, Chương trình Lương thực Thế giới, Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế, tổ chức Oxfam và Corteva Agriscience. 

 

Đại hội đã được tổ chức tại Bắc Kinh (2002), New Delhi (2006), Hà Nội (2010), Bangkok (2014) và Singapore (2018). Đại hội năm nay sẽ là lần đầu tiên được tổ chức tại Philippines, trụ sở chính của IRRI.

 

Với chủ đề trọng tâm “Tăng tốc chuyển đổi hệ thống lương thực dựa trên lúa gạo: Từ gen đến toàn cầu”, IRC 2023 sẽ làm rõ các giải pháp và đổi mới nhằm giúp giải quyết các vấn đề quan trọng về nông nghiệp và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và dinh dưỡng, an toàn môi trường cũng như và phát triển con người và kinh tế.

Bình luận