Nhân dịp này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã đề nghị cơ quan chức năng của Ả-rập Xê-út sớm cử chuyên gia sang Việt Nam đánh giá thực tế hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất thủy sản nuôi trong thời gian sớm nhất, hoặc phía Việt Nam sẵn sàng cử đoàn công tác sang Ả-rập Xê-út để thảo luận về vấn đề này, trên cơ sở đó sớm dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với thủy sản nuôi của Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Ả-rập Xê-út sớm dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với thủy sản nuôi của Việt Nam
Ông Abdullah I. Alkhorayef khẳng định quan hệ sâu sắc giữa hai nước trong thời gian qua và bày tỏ tin tưởng hai nước có tiềm năng hợp tác rất nhiều về thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. "Ả-rập Xê-út thông qua Quỹ Phát triển Ả-rập Xê-út (SFD) đã thực hiện các chương trình hỗ trợ cho một số nước. Mục đích của việc hỗ trợ là tăng cường mối quan hệ giữa Ả-rập Xê-út với các nước, trong đó có Việt Nam", ôngAbdullah I. Alkhorayef nói.
Thực phẩm Halal là một lĩnh vực đang thu hút nhiều quan tâm của các nước khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng đang triển khai nhiều chương trình về lĩnh vực này. Qua đó, Bộ NN&PTNT muốn tìm hiểu thông tin thị trường, thị hiếu về thực phẩm Halal để đưa ra các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ nông sản Việt Nam tiếp cận với thị trường thực phẩm Halal tại Ả-rập Xê-út. Đồng thời, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng đề xuất các chính sách thúc đẩy công nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal của các cơ quan chứng nhận Halal của Việt Nam và với Ả-rập Xê-út.
Ông Abdullah I. Alkhorayef – Thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Công nghiệp, Phòng Thương mại Riyadh, Ả-rập Xê-út
Về ngành công nghiệp Halal, ông Abdullah I. Alkhorayef cho biết cuộc họp trực tuyến giữa hai bên về vấn đề này cách đây 2 tuần đã đánh dấu bước đầu trong việc hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực Halal.
Ông Abdullah I. Alkhorayef thông tin, tháng 12 tới diễn ra Kỳ họp thứ 5 của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ả-rập Xê-út, trong đó sẽ thảo luận lộ trình tăng cường thương mại, xuất khẩu khẩu giữa hai nước, đặt biệt là nhập khẩu các sản phẩm Việt Nam như nông sản, thủy sản.
Trong cuộc họp, ông Ibrahim Alturky, Trưởng ban nông nghiệp, Phòng thương mại Riyadh cho biết, phía Ả-rập Xê-út cũng quan tâm đến việc tăng cường hợp tác với Việt Nam đặc biệt thông qua khu vực tư. "Ả-rập Xê-út nhập khẩu rất nhiều gạo, chủ yếu từ Ấn Độ, sản phẩm gạo Việt Nam rất phù hợp với thị trường của Ả-rập Xê-út, vì vậy mong muốn hai nước có thể thúc đẩy giao thương trong lĩnh vực này trong thời gian tới”, ông Ibrahim Alturky nói thêm.
Với các mặt hàng nông sản lợi thế của Việt Nam như cà phê, hạt điều, thủy sản, hoa quả,...phù hợp để chế biến, sản xuất thực phẩm Halal, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út đầu tư trực tiếp vào các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm Halal để phục vụ xuất khẩu và có thể xuất khẩu ngược lại Ả-rập Xê-út và các nước thuộc vùng Trung Đông./.
NLA (Mard.gov.vn)