Hậu Giang: Hợp tác xã Kỳ Như phát triển sản phẩm OCOP

Bình luận · 198 Lượt xem

Hợp tác xã Kỳ Như (xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) chuyên cung cấp con giống, chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ cá thát lát. HTX không chỉ mang lại cho người tiêu dùng trong nước những sản phẩm chất lượn


 

Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đối với việc phát triển của Hợp tác xã (HTX), nên đầu năm 2019, HTX Kỳ Như bắt đầu chuyển đổi phương thức sản xuất, chế biến sản phẩm theo quy chuẩn OCOP trên cơ sở phát triển có sự chọn lọc từ những sản phẩm chủ lực; nhằm chuẩn hóa sản phẩm, nâng tầm giá trị để thực hiện tham gia đăng ký Chương trình Mỗi xã một sản phẩm gồm có 08 sản phẩm (đạt chuẩn OCOP 4 sao của HTX Kỳ Như, gồm cá thát lát rút xương tẩm gia vị, cá thát lát rút xương tẩm gia vị sả ớt, chả cá thát lát tẩm gia vị, chả cá thát lát tươi, cá thát lát nạo, bánh phồng cá thát lát, khổ qua rừng dồn chả cá thát lát và khô cá sặc rằn một nắng (khô lạc).

Kết quả, 08 sản phẩm tham gia đều được đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh, đạt mức phân hạng 04 sao. Năm 2022, Hợp tác xã tiếp tục đăng ký đánh giá thêm 03 sản phẩm mới. Những sản phẩm sau khi được công nhận, HTX được đặc quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in và dán trên bao bì của sản phẩm. Với hình ảnh này đã tạo điều kiện để sản phẩm của HTX có chỗ đứng vững trên thị trường, đặc biệt là tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Sau khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, HTX Kỳ Như liên tục nhận được nhiều hợp đồng cung cấp với số lượng lớn. Hiện nay, HTX đã mở rộng nhà xưởng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo cung ứng cho thị trường lên đến 18 tấn/tháng (tương đương 220 tấn/năm), tăng trên 300% so với trước đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng được số lượng theo yêu cầu của khách hàng gần xa. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX Kỳ Như cũng đã góp phần đảm bảo đầu ra cho hàng chục ha nuôi cá nguyên liệu của các hộ nông dân trong và ngoài địa bàn.

Xây dựng mô hình phát triển HTX liên kết kiểu mới gắn với sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm OCOP sẽ mang lại hiệu quả tích cực, phát huy được thế mạnh về khả năng cạnh tranh của HTX, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương phát triển, góp phần thực hiện thành công Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm.

Trong những năm tới, HTX Kỳ Như sẽ tiếp tục tăng cường sản xuất, chế biến ra nhiều sản phẩm OCOP; chủ động quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp liên kết tập trung, có ứng dụng khoa học công nghệ theo quy trình khép kín với quy mô sản lượng lớn đủ cung ứng cho HTX sản xuất và chế biến. Từ đó, sản phẩm được đảm bảo với chất lượng giá trị cao, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêu thụ trên thị trường; nhằm tạo đà cho HTX phát triển có chiều sâu, hiệu quả ổn định, đồng thời tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho lực lượng lao động ở địa phương./

T.H

Bình luận