Công nghệ giúp thanh long Trung Quốc ra trái 10 tháng mỗi năm

Bình luận · 255 Lượt xem

Là một trong những vựa sản xuất thanh long lớn nhất Trung Quốc, tỉnh Quảng Tây đang chứng kiến ngày càng nhiều các cộng đồng nông nghiệp phát triển nhờ công nghệ quang học.

Hệ thống quản lý tích hợp bón phân và tưới nước tự động có thể kết nối triển khai trên khoảng gần 400ha đất, giải phóng sức lao động của nông dân với các công việc đồng áng bình thường.

Hệ thống quản lý tích hợp bón phân và tưới nước tự động có thể kết nối triển khai trên khoảng gần 400ha đất, giải phóng sức lao động của nông dân với các công việc đồng áng bình thường.

Năm 2020, diện tích trồng thanh long tại đây là hơn 23.000ha, chiếm 40% năng lực sản xuất của cả nước và 2/5 lượng thanh long cung cấp cho thị trường trong nước.

Tuy nhiên, cho dù đây là một vùng đất màu mỡ và ngập tràn ánh nắng, tỉnh Quảng Tây vẫn là một trong những vùng có thu nhập thấp nhất. Tình hình chỉ vừa khởi sắc khi Quảng Tây bắt đầu áp dụng thúc đẩy mạng lưới và công nghệ nông nghiệp.

Tại Long An, Quảng Tây, các phương pháp nông nghiệp truyền thống đều cần nhiều sức người, những công việc như bón phân hay tưới nước đều phải làm thủ công. Việc miễn cưỡng chấp nhận lối sống thu nhập thấp, lạc hậu cũng dẫn đến làn sóng di cư của những người trẻ từ vùng nông thôn, khiến những người dân làng lớn tuổi bị bỏ lại phía sau với thu nhập thấp và quá nhiều công việc.

Khoảng 7 năm trước, dân làng Long An nhìn thấy tiềm năng từ sản xuất thanh long. Tuy nhiên, dù có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, họ lại thiếu kinh nghiệm và vốn kiến thức trồng trọt loài cây ăn quả này. Tất cả các cánh đồng đều bị cỏ dại bao phủ, thậm chí cỏ mọc còn cao hơn cả những lứa thanh long đầu tiên mà dân làng trồng.

Năm 2017, Công ty Jinfu Farm ra mắt nền tảng đám mây nông nghiệp thông minh và triển khai giải pháp đưa cáp quang tới từng nhà (FTTR) của Huawei để thiết lập mạng lưới rộng gigabit ở khắp nơi. Nhờ băng thông cao, độ trễ thấp và khả năng kết nối khả thi, Jinfu Farm đã có thể chuyển đổi các phương pháp nông nghiệp từ thủ công thành áp dụng công nghệ số.

Hệ thống quản lý tích hợp bón phân và tưới nước tự động có thể kết nối triển khai trên khoảng gần 400ha đất, giải phóng sức lao động của nông dân với các công việc đồng áng bình thường. Cảm biến hoạt động thường xuyên kiểm soát các điều kiện đất, cho phép bón phân chính xác, từ đó cắt giảm chi phí phân bón khoảng 1.000 USD/ha/năm.

Thu hoạch thanh long.

Thu hoạch thanh long.

Để bảo đảm điều kiện phát triển tốt nhất cho thanh long (từ 6oC đến 35oC), hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động phun nước và làm mát cây trồng trong suốt mùa hè. Trong khi đó, vào mùa đông, hệ thống sưởi sẽ duy trì cây trồng trong điều kiện nhiệt độ phù hợp. Hệ thống theo dõi trực quan hoạt động nhờ thiết bị kết nối giữa mạng trung tâm và các mạng từ xa giúp theo dõi sự tăng trưởng của cây trồng trong thời gian thực.

Nhờ có sự hỗ trợ của các công nghệ này mà cây trồng cho ra trái suốt 10 tháng trong năm, tăng năng suất đáng kể.

Được mạng gigabit hỗ trợ, Giám đốc Công ty Jinfu Farm Ye Juhong bắt đầu cho phát trực tiếp sản phẩm của trang trại trên các nền tảng thương mại điện tử, giúp thúc đẩy phạm vi tiếp cận và rút ngắn thời gian đưa trái cây đến tay người tiêu dùng. Và với hơn 40GB dữ liệu được tạo ra mỗi ngày, mạng quang gigabit nhanh chóng chuyển dữ liệu lên đám mây, chia sẻ với người tiêu dùng về biết nơi sản xuất thanh long mà họ đã mua chỉ thông qua mã QR và từ đó tăng sự tin cậy và minh bạch của sản phẩm.

Quảng Tây có rất nhiều cộng đồng nông thôn mà người dân sống nhờ vào nông nghiệp, nhưng công việc nặng nhọc và thu nhập thấp đồng nghĩa với việc những cộng đồng này không bền vững. Mạng băng thông rộng tốc độ cao, cơ giới hóa và trí thông minh đại diện cho tương lai cho cả nền nông nghiệp và cộng đồng địa phương. Năm 2020, sản lượng thanh long hàng năm đạt 20.000 tấn, mang về doanh thu 20,5 triệu USD.

Ye Juhong, Giám đốc Nông nghiệp Long'an Jinfu, Quảng Tây cho biết: “Mạng lưới và công nghệ canh tác mới đã cải thiện đáng kể năng suất và thu nhập, mang lại những cơ hội mới cho cộng đồng địa phương.

Vào tháng 9/2021, China Telecom Quảng Tây đã ra mắt dịch vụ băng thông rộng gigabit ở tất cả các khu vực thành thị và nông thôn của Quảng Tây. “Mạng quang gigabit sẽ được mở rộng hơn nữa tại Quảng Tây, giúp sản xuất nông nghiệp dễ dàng hơn và nền kinh tế nông thôn năng động hơn. Nó sẽ mang đến cho mọi người chất lượng cuộc sống tốt hơn,” Yi Chong, Kỹ sư mạng, China Telecom Quảng Tây cho biết.

Bình luận