Cuộc Cách Mạng Xanh tại Việt Nam

Bình luận · 612 Lượt xem

Sau một loạt 'bài học đắt giá' rút ra từ những sự cố môi trường nghiêm trọng, đã đến lúc cần có một 'Cuộc Cách Mạng Xanh' bền vững cho tương lai của người Việt.

Cuộc Cách Mạng Xanh (CMX) sau cùng đã xảy ra trên thế giới từ thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, giúp nhân loại tăng lương thực đáng kể; nhưng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng lương thực thế giới 2008. Thế giới hiện đang bước vào thời đại toàn cầu hóa và khu vực hóa, mọi lãnh vực đều chịu ảnh hưởng tương tác và các quốc gia trên thế giới phải chịu sức ép liên đới ít nhiều khi có biến cố bất ngờ xảy ra. Cuộc khủng hoảng tín dụng, tài chính, năng lượng, lạm phát và các yếu tố liên hệ đã gây nên cuộc suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng từ tháng 11/2007 đến 2011 và khủng hoảng lương thực vào tháng 4/2008; do đó, số người nghèo đói trên thế giới tăng từ 850 triệu lên hơn một tỉ người. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã gây tai hại trầm trọng cho nhiều hoạt động đời sống thế giới là một thí dụ điển hình của hậu quả tiêu cực thời đại toàn cầu hóa.Cuộc CMX đã chấm dứt trên thế giới cách nay gần ba thập niên, nhưng còn tiếp tục tại Việt Nam đến đầu thập niên 2010 do điều kiện chính trị và kinh tế, và đang còn xảy ra tại một số nước chậm tiến khác như Myanmar, Bangladesh, Cambodia, Lào… Cuộc Cách mạng này vẫn chưa thực hiện được ở các nước miền nam Sa mạc Sahara vì thiếu hệ thống dẫn thoát thủy và chính sách nông nghiệp thích hợp.

 

Cuộc CMX chỉ xảy ra tại một quốc gia khi nước này hội đủ tối thiểu 4 yếu tố chính: (i) chính sách nông nghiệp hữu hiệu; (ii) phát triển thủy lợi; (iii) cung cấp đầy đủ hạt giống cao năng; và (iv) hiện diện đầy đủ chất hóa học nông nghiệp trên thị trường. Nếu thiếu một trong 4 yếu tố này CMX không thể xảy ra. Chẳng hạn, xứ Madagascar ở châu Phi có hệ canh tác lúa (1,2 triệu ha) tương tự như châu Á, đến nay vẫn chưa có cuộc CMX xuất hiện vì họ thiếu chính sách lúa gạo quốc gia thỏa đáng và thiếu phân hóa học để tăng sản xuất, mặc dù xứ này có hơn 40% diện tích trồng lúa tưới tiêu và nhiều giống lúa cao năng hiện diện, cùng với sự trợ giúp kỹ thuật tích cực của dự án IRRI/USAID thuộc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) ở Philippines trong thập niên 1980-90.

 

Cũng vậy, trong thập niên 1950, thế giới đã có một số giống cao năng lai tạo như Taichung Native 1 của Đài Loan, Jaya của Ấn Độ, H4 và H5 của Sri Lanka… không kém gì giống lúa IR8 với năng suất trung bình 6-8 tấn/ha; nhưng châu Á chưa có cuộc CMX lúc bấy giờ vì thiếu chính sách Nhà nước để phổ biến các giống lúa năng cao này, hệ thống tưới tiêu còn yếu kém và chất hóa học nông nghiệp còn thiếu thốn ở nông thôn.

 

Như vậy, cuộc CMX cuối cùng tại Việt Nam đã bắt đầu từ đâu và xảy ra lúc nào? Cuộc CMX đã chấm dứt trên thế giới cách nay gần ba thập niên, nhưng còn tiếp tục tại Việt Nam đến đầu thập niên 2010 do điều kiện chính trị và kinh tế, và đang còn xảy ra tại một số nước chậm tiến khác như Myanmar, Bangladesh, Cambodia, Lào… Cuộc Cách mạng này vẫn chưa thực hiện được ở các nước miền nam Sa mạc Sahara vì thiếu hệ thống dẫn thoát thủy và chính sách nông nghiệp thích hợp.Cuộc CMX chỉ xảy ra tại một quốc gia khi nước này hội đủ tối thiểu 4 yếu tố chính: (i) chính sách nông nghiệp hữu hiệu; (ii) phát triển thủy lợi; (iii) cung cấp đầy đủ hạt giống cao năng; và (iv) hiện diện đầy đủ chất hóa học nông nghiệp trên thị trường. Nếu thiếu một trong 4 yếu tố này CMX không thể xảy ra. Chẳng hạn, xứ Madagascar ở châu Phi có hệ canh tác lúa (1,2 triệu ha) tương tự như châu Á, đến nay vẫn chưa có cuộc CMX xuất hiện vì họ thiếu chính sách lúa gạo quốc gia thỏa đáng và thiếu phân hóa học để tăng sản xuất, mặc dù xứ này có hơn 40% diện tích trồng lúa tưới tiêu và nhiều giống lúa cao năng hiện diện, cùng với sự trợ giúp kỹ thuật tích cực của dự án IRRI/USAID thuộc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) ở Philippines trong thập niên 1980-90.Cũng vậy, trong thập niên 1950, thế giới đã có một số giống cao năng lai tạo như Taichung Native 1 của Đài Loan, Jaya của Ấn Độ, H4 và H5 của Sri Lanka… không kém gì giống lúa IR8 với năng suất trung bình 6-8 tấn/ha; nhưng châu Á chưa có cuộc CMX lúc bấy giờ vì thiếu chính sách Nhà nước để phổ biến các giống lúa năng cao này, hệ thống tưới tiêu còn yếu kém và chất hóa học nông nghiệp còn thiếu thốn ở nông thôn.

Như vậy, cuộc CMX cuối cùng tại Việt Nam đã bắt đầu từ đâu và xảy ra lúc nào?

Bình luận