Hạn chế sử dụng thuốc BVTV nhờ giống cây trồng cải tiến

Bình luận · 9 Lượt xem

CropLife Việt Nam, Syngenta, BiOWISH đã phát triển nhiều công nghệ, kỹ thuật canh tác hiện đại nhằm tăng cường sức khỏe cây trồng, tiết kiệm phân bón, hướng tới sản xuất xanh, bền vững.

Cây trồng cải tiến giúp hạn chế sâu bệnh

Chia sẻ tại Diễn đàn phổ biến kiến thức liên quan đến chương trình IPHM sáng 19/12, bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam, cho biết, sử dụng cây trồng mang tính trạng cải tiến sẽ giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và Chương trình Quản lý dịch tại tổng hợp (IPM).

Những cây trồng mang tính trạng cải tiến có thể được tạo ra theo nhiều phương thức lai tạo khác nhau như: lai truyền thống, ứng dụng kỹ thuật khác nhau của công nghệ sinh học hiện đại như biến đổi gen (GMO) và chỉnh sửa gen (GE), công nghệ lai tạo giống mới (PBI).

Các chính sách khoa học cởi mở, đón đầu công nghệ và hài hòa sẽ là động lực giúp tạo ra ngày càng nhiều các giống cây trồng cải tiến và giới thiệu cho nông dân. 

Các chính sách khoa học cởi mở, đón đầu công nghệ và hài hòa sẽ là động lực giúp tạo ra ngày càng nhiều các giống cây trồng cải tiến và giới thiệu cho nông dân. 

Cây trồng cải tiến còn hạn chế sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật (BVTV), bao gồm cả biện pháp cơ học và sử dụng thuốc BVTV, tiết kiệm chi phí, giảm công lao động từ việc sử dụng các biện pháp BVTV. Cây trồng có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ sẽ giúp nông dân giảm và không cần làm đất, giúp đất trồng lưu trữ dinh dưỡng tốt hơn, giảm xói mòn.

Đại diện Croplife Việt Nam cũng chỉ ra một số lợi ích kinh tế - xã hội khi sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý. Trong giai đoạn 1996-2020, chỉ số tác động lên môi trường giảm trong 24 năm qua, giảm 748,6kg thuốc BVTV nhờ việc mở rộng canh tác giống cây biến đổi gen. Cũng trong giai đoạn trên, tiết kiệm 14,662 triệu lít nhiên liệu, 2,330 triệu kg CO2 tương đương với việc giảm 1,58 triệu chiếc xe hơi lưu thông trên đường trong 1 năm.

Việc mở rộng canh tác giống cây biến đổi gen cũng đem lại các lợi ích như bảo tồn đất, ứng dụng cây trồng chuyển gen giúp giữ ẩm, ổn định nhiệt độ đất nhờ tàn dư cây trồng, tăng carbon hữu cơ, cải thiện tính chất đất và vi sinh vật. Đồng thời, phương pháp này còn giúp nâng cao năng suất, tăng sản lượng, kéo dài thời vụ và tận dụng cây che phủ.

Để thúc đẩy công nghệ chỉnh sửa gen, bà Vinh cho rằng các chính sách khoa học, cởi mở, đón đầu công nghệ và hài hòa sẽ là động lực giúp tạo ra ngày càng nhiều các giống cây trồng cải tiến và giới thiệu cho nông dân - giúp họ có thêm công cụ để triển khai hiệu quả chương trình IPHM/IPM và canh tác nông nghiệp bền vững.

Kỹ thuật canh tác, ứng dụng vi sinh giúp giảm thiểu thất thoát phân bón

Về kỹ thuật canh tác, ông Trần Văn Trưa, Giám đốc Phát triển thị trường khu vực ĐBSCL, Công ty Syngenta Việt Nam chia sẻ, những năm qua, công ty đã phát triển nhiều chương trình đồng hành cùng nhà nông Việt Nam nâng cao năng suất và chất lượng mùa vụ thông qua kỹ thuật canh tác hiện đại.

Công ty đã tổ chức tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân mỗi năm. Từ năm 2015 đến nay, công ty phối hợp cùng ngành nông nghiệp địa phương thực hiện chương trình môi trường sạch, cuộc sống xanh; với cam kết tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức cho nông dân về bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm.

Ông Trần Văn Trưa, Giám đốc Phát triển thị trường khu vực ĐBSCL, Syngenta. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Ông Trần Văn Trưa, Giám đốc Phát triển thị trường khu vực ĐBSCL, Syngenta. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Thông qua chương trình, hơn 30.000 nông dân được tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn, có trách nhiệm với môi trường; hơn 180 tấn vỏ bao gói thuốc BVTV được thu gom và tiêu hủy an toàn; hơn 5.000 cây xanh được trồng tại khu vực ĐBSCL.

Đặc biệt, Syngenta đang phát triển nhiều công nghệ hiện đại như amistar, miravis, tymirium (công nghệ đột phá trong quản lý tuyến trùng và nấm fusarium spp)… nhằm nâng cao khả năng kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng; tạo thuận lợi cho nông dân gia tăng giá trị sản xuất, bảo vệ môi trường.

Về phía BiOWISH Việt Nam, ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc Công ty, giới thiệu đến diễn đàn sản phẩm công nghệ phân bón sinh học nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Đây là sản phẩm công nghệ sinh học có thể hoạt động và phát huy hiệu quả trên các loại thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường. Các chủng vi sinh BiOWISH Crop Liquid kết hợp với phân bón vô cơ (Urea, NPK, SA, DAP, Lân, Kali…) và phân bón hữu cơ, tạo nên giải pháp phân bón tích hợp vi sinh giúp tối ưu hóa việc chuyển hóa nitơ và phốt pho, giảm thiểu thất thoát phân bón.

Theo ông Hải, khác với phân bón nhả chậm, phân bón nâng cao hiệu suất sử dụng không chỉ giải phóng chất dinh dưỡng mà còn sử dụng công nghệ tiên tiến để tối đa hóa hiệu quả của chúng. Phân bón BIO EFF được pha chế để giảm thiểu sự mất chất dinh dưỡng thông qua quá trình rửa trôi hoặc bay hơi, đảm bảo rằng nhiều chất dinh dưỡng hơn được cây trồng hấp thụ và không bị rửa trôi. Điều này có nghĩa, nông dân sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn cho số tiền bỏ ra và cây trồng khỏe mạnh, phát triển mạnh mẽ và ít tác động đến môi trường hơn.

Về cơ hội ứng dụng phân bón sinh học nâng cao hiệu suất trong giảm phát thải carbon trong nông nghiệp Việt Nam, đại diện BiOWISH cho biết, phân bón này có thể giúp giảm tỷ lệ bổ sung nitơ để giảm lượng khí thải nhà kính phát ra từ đất.

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc Công ty BiOWISH Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc Công ty BiOWISH Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong chương trình khảo nghiệm phát thải khí nhà kính trong đất, các thử nghiệm với BiOWISH đã cho kết quả hệ số phát thải nhỏ hơn 61,9% so với đối chứng. Điều này có thể giúp giảm xấp xỉ hơn 9 triệu tấn CO2e thải ra hằng năm tại Việt Nam do sử dụng phân đạm thông qua phát thải N2O.

“Vi sinh của BiOWISH tồn tại trên ure dưới dạng bào tử, đảm bảo tính ổn định dù trong quá trình này, mật độ vi sinh có thể giảm đi theo thời gian nhưng vẫn đảm bảo mức độ cần thiết. Ngoài ra, BiOWISH cũng ứng dụng công nghệ vi sinh này trong lĩnh vực thủy sản, bổ sung thức ăn cho tôm, cá một số nhà máy của Việt Nam. Tổ hợp vi sinh của BiOWISH có thể sống được trong độ pH 3,5-9,5 và đã được khảo nghiệm ở Cà Mau trên đất phèn, đất nhiễm mặn”, ông Hải chia sẻ.

Bình luận