Đà Lạt hướng đến nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững

Bình luận · 23 Lượt xem

Đà Lạt đang đặt mục tiêu từng bước chuyển hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, Đà Lạt đang đẩy mạnh phát triển m

• NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN: GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn tại Đà Lạt tập trung vào việc khai thác tối đa nguồn phụ phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp. Thay vì coi chúng là chất thải, các phụ phẩm này được tái chế, tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới, từ phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi đến nhiên liệu sinh học. Nhờ đó, Đà Lạt không chỉ giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường mà còn giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Đà Lạt đã đặt ra những chỉ tiêu cụ thể. Đến năm 2030, thành phố này hướng tới giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất thải. Đồng thời, tỷ lệ phụ phẩm, chất thải được thu gom, xử lý và tái sử dụng theo mô hình kinh tế tuần hoàn cũng được nâng cao đáng kể.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Đà Lạt đang lập kế hoạch triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, bao gồm: Tập trung vào việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nông dân, doanh nghiệp về nông nghiệp tuần hoàn; xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn. Thành phố cũng đã và tiếp tục đẩy mạnh việc liên kết các tổ chức, doanh nghiệp để hình thành các chuỗi giá trị khép kín, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

• LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI

Việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích cho Đà Lạt, bao gồm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và đất. Nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm; từ đó, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khó tính là sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.

Nông nghiệp tuần hoàn cũng là cách thức sản xuất nông nghiệp để giúp cây trồng, vật nuôi thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Thực tế, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian qua cũng đã xuất hiện các mô hình nông nghiệp tuần hoàn đã và đang được triển khai ổn định và cho thấy, phát triển kinh tế tuần hoàn hướng đến mục tiêu lớn nhất là góp phần giải quyết thực trạng ngày càng khan hiếm tài nguyên, qua đó tăng cường bảo vệ môi trường kết hợp ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Nông nghiệp tuần hoàn là khái niệm còn khá mới ở Việt Nam và phát triển để trở thành nền sản xuất nông nghiệp phổ biến, mới chỉ phát triển ở một số tỉnh, một số trang trại, hộ và một số doanh nghiệp. Việt Nam cũng đang dần đưa kinh tế tuần hoàn vào khung thể chế, chính sách. Cụm từ “Kinh tế tuần hoàn” lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho thấy tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn trong phát triển kinh tế - xã hội. Hiện, nông nghiệp tuần hoàn đang là chủ đề được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đặc biệt quan tâm. Việc TP Đà Lạt đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tuần hoàn là bước đi đáng khuyến khích, bởi không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn khẳng định vị thế của thành phố này như một trung tâm sản xuất nông nghiệp bền vững, một thành phố xanh, đáng sống. Đây là một mô hình rất cần được nhân rộng và hỗ trợ, khuyến khích để phát triển ngày càng nhiều và hiệu quả. c

Bình luận