Đồng chí Châu Văn Hòa, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; Nguyễn Trúc Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre và bà Choi Jeyun, Phó Giám đốc quốc gia Văn phòng KOICA Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của 02 tỉnh; đại diện KOICA có ông Been Jaeman, Điều phối chương trình; Choi Jeong Seop, Trưởng đoàn khảo sát và các thành viên.
Lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Văn phòng KOICA Việt Nam đồng chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, bà Choi Jeyun, Phó Giám đốc quốc gia Văn phòng KOICA Việt Nam nhấn mạnh: mục tiêu Dự án nhằm phát triển chuỗi giá trị chủ lực và tiềm năng của 02 tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; tạo việc làm và tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống nông dân nông thôn, giảm khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị.
Đồng thời, Dự án còn lồng ghép bình đẳng giới trong các chuỗi giá trị, đảm bảo phụ nữ được tham gia và có vai trò chủ động, quyết định thực hiện sinh kế theo các chuỗi giá trị do Dự án hỗ trợ và can thiệp. Dự án hướng đến phát triển chuỗi giá trị 06 ngành hàng: tôm, dừa, heo và lúa; trong đó Trà Vinh phát triển chuỗi ngành hàng tôm, dừa và lúa.
Ông Choi Jeong Seop, Trưởng đoàn khảo Sát báo cáo kết quả khảo sát.
Báo cáo kết quả sát về Dự án, ông Choi Jeong Seop cho biết: để thiết kế chi tiết dự án, từ ngày 26/11 đến ngày 06/12/2024, Văn phòng KOICA Việt Nam đã cử đoàn chuyên gia đến và làm việc với 02 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, gặp gỡ, trao đổi với đại diện các sở, ngành liên quan, làm việc với huyện, xã, tổ/nhóm, người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp…
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thoa, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bén Tre thông tin về khả năng đối ứng về nguồn lực, nhân lực để triển khai Dự án.
Hoạt động khảo sát gắn với 06 chuỗi ngành hàng chủ lực của 02 tỉnh đề xuất trong Dự án: đ8ối với Trà Vinh, chuỗi lúa (lúa hữu cơ); chuỗi dừa (hữu cơ), tôm (tôm - rừng; tôm - lúa. Đây là các chuỗi chủ lực của tỉnh, tập trung cho đối tượng là nông dân, dân tộc Khmer, có ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu. Đối với Bến Tre, có 03 chuỗi: dừa, heo và tôm.
Đồng chí Quỳnh Nguyên Duy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre mong muốn sớm triển khai Dự án, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo nông dân Bến Tre.
Đặc biệt, đoàn khảo sát về tiềm năng nhân giống rừng, các giống cây, con có liên quan đến các chuỗi triển khai của Dự án; kết quả khảo sát sẽ là căn cứ để Văn phòng KOICA Hàn Quốc sớm phê duyệt Dự án. KOICA sẽ khởi động Dự án và cử chuyên gia đến Việt Nam vào năm 2025 đúng như cam kết.
Dự án được UBND tỉnh Trà Vinh và Bến Tre đề xuất với thời gian thực hiện từ năm 2025 - 2029; tổng vốn KOICA hỗ trợ cho 02 tỉnh là 20 triệu USD, còn lại ngân sách tỉnh đối ứng. Trong đó, dành cho mỗi tỉnh gần 02 triệu USD thực hiện 08 công trình hạ tầng/tỉnh, phục vụ các chuỗi.
Đồng chí Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh kiến nghị KOICA nên dành kinh phí đầu tư hỗ trợ phòng, trị sâu đầu đen hại dừa, trong chuỗi dừa mà Dự án triển khai.
Hội nghị đại diện các sở, ngành, UBND 02 tỉnh trao đổi thông tin, đề xuất ý kiến, gỉai pháp đối với đoàn khảo sát để góp phần sớm triển khai Dự án, đúng với mục đích, yêu cầu mà Dự án đặt ra.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Châu Văn Hòa thống nhất với báo cáo kết quả sát và lộ trình về thiết kế Dự án; triển khai các bước, theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng chí Châu Văn Hòa, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh phát biểu tại hội nghị.
Những ý kiến, kiến nghị của 02 tỉnh, bà Choi Jeyun, Phó Giám đốc Quốc gia Văn phòng KOICA Việt Nam ghi nhận, xem xét, điều chỉnh hợp lý. Đồng thời, thống nhất cao tên Dự án: “Hỗ trợ kinh tế tuần hoàn xanh thông qua cải thiện chuỗi giá trị nông nghiệp vùng ĐBSCL - Việt Nam”.
Tin, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN