Hòa Bình triển khai các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão lũ

Bình luận · 48 Lượt xem

(PLVN) - Ngày 01/10, UBND tỉnh ban hành Công điện số 28/CĐ-UBND về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Theo thống kê tính đến ngày 24/9/2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có 07 người chết, 02 người bị thương, trên 2.000 nhà bị ảnh hưởng, hơn 7.300 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây lâu năm, cây hàng năm bị gãy, đổ, thiệt hại; hơn 9.000 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại. Cơ sở hạ tầng công cộng bị thiệt hại, hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn… ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2024.

Tích cực khắc phục hậu quả về nông nghiệp sau siêu bão

Theo công văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nhanh chóng thực hiện những vấn đề sau:

Tập trung chỉ đạo các phòng, ban, địa phương khẩn trương rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; chủ động, tích cực huy động tối đa các nguồn lực của địa phương (ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác) để triển khai ngay các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp ngân sách địa phương không đủ nguồn lực chi hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề xuất, báo cáo UBND tỉnh có văn bản đề xuất Trung ương hỗ trợ.

 
Mưa lũ gây ngập úng lúa tại xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

Mưa lũ gây ngập úng lúa tại xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

Chủ động đẩy mạnh tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản theo định hướng, chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân triển khai kịp thời các giải pháp phục hồi sản xuất, nhất là trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi. Đặc biệt, việc cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi tại những vùng bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân trong những tháng cuối năm 2024, nhất là dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tổ chức theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp, nhất là việc cung, cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương, để chủ động có giải pháp bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi bất chính, thao túng tăng giá đột biến, bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới

 

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan. Cụ thể:

Tập trung đôn đốc các biện pháp để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ động rà soát lại kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, nhất là đảm bảo chuỗi cung ứng giống cây trồng, vật nuôi khắc phục hậu quả bão, lũ.

Rà soát lại kế hoạch, phương án sản xuất nông nghiệp, xem xét đẩy mạnh sản xuất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, chủ động điều tiết, bảo đảm đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời gian tới, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Rà soát, tổng hợp, kịp thời phối hợp với các Sở, ngành có liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của các địa phương về hỗ trợ vật tư, hóa chất xử lý môi trường, giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, để người dân khôi phục sản xuất.

Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai; đảm bảo ổn định sản xuất cho nhân dân; Đôn đốc các địa phương và các đơn vị có liên quan trong công tác bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai; Tổng hợp thiệt hại chi tiết do ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo nhiệm vụ được giao tại Công văn số 1130/UBND-KTN ngày 15/7/2024, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh.

 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, các hộ nông dân, người dân, doanh nghiệp,

Bình luận