Rầy phấn trắng hại lúa và cách phòng trị

Bình luận · 94 Lượt xem

Gần đây, rầy phấn trắng hại lúa xuất hiện và gây hại nhiều trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL, nhất là Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long... gây hại đáng kể.

Phá hại và triệu chứng

Rầy phấn trắng (bọ phấn) gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá lúa có màu vàng thành từng chòm như cháy rầy, cây phát triển kém, lá mới mọc bị thắt lại, xoắn như bệnh lùn xoắn lá, nếu hại muộn, lá cờ bị nghẹn, xoắn, bông trổ không thoát, nếu trổ, hạt bị lép.

Cần chú ý triệu chứng do rầy phấn gây hại giai đoạn lúa trổ chín giống với bệnh vàng lá chín sớm hay cháy bìa lá nên cần quan sát kỹ và phòng trị đúng thuốc.

Rầy phấn trắng gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá lúa có màu vàng thành từng chòm như cháy rầy. Ảnh: Kim Ngọc.
Rầy phấn trắng gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá lúa có màu vàng thành từng chòm như cháy rầy. Ảnh: Kim Ngọc.

Rầy phấn trắng gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá lúa có màu vàng thành từng chòm như cháy rầy. Ảnh: Kim Ngọc.

Tác nhân: Rầy phấn trắng có tên khoa học là Aleurocybotus, tương tự như ruồi trắng (bọ phấn) trên bầu bí dưa, cây ăn trái… nhưng khác loài,  hình dạng giống một loại bướm nhỏ, cánh trong suốt, bướm còn non, sức bay kém, khi lớn, cánh và thân có lớp phấn trắng, bay được.

Trứng đẻ từng ổ mặt trên hay dưới lá, con cái đẻ hàng trăm trứng, trứng đẻ tập trung ở chót lá. Ấu trùng có 3 tuổi, cơ thể bao quanh lớp sáp, bám chặt vào mặt dưới lá, vòng đời ngắn khoảng 20 ngày.

Rầy phát triển mạnh khi trời nắng nóng, sạ dầy, ruộng thừa đạm, giai đoạn đẻ nhánh - đòng, trổ nên thăm đồng thường xuyên, cần lội xuống ruộng, xem xét mặt dưới lá hay khua xem có rầy bay lên hay dính vào mạng nhện hay không.

Rầy phấn có thể gây hại quanh năm, tuy nhiên phổ biến vào vụ Đông Xuân (tháng 12 - 3) và Hè Thu (tháng 7-8, hạn bà chằng) khi lúa giai đoạn đòng trổ.

Rầy phấn trắng hại lúa xuất hiện gây hại nhiều trên lúa ở địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Kim Ngọc.

Rầy phấn trắng hại lúa xuất hiện gây hại nhiều trên lúa ở địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Kim Ngọc.

Biện pháp phòng trị:

Để chủ động hạn chế tác hại của rầy phấn trắng gây hại chúng ta nên kết hợp phòng trừ tổng hợp như:

- Dùng giống kháng hay ít nhiễm, nhất là giống có bộ lá đứng thẳng.

- Sạ thưa với lượng giống khoảng 80 -120 kg/ha, nếu sạ hàng thì khoảng 70-80 kg.

- Bón phân cân đối giữa đạm lân và kali, không nên bón thừa đạm.

-  Để bảo vệ nguồn thiên địch, không phun thuốc trừ sâu sớm ở đầu vụ.

- Chú ý phát hiện sớm nhất là lúa vụ trước bị rầy hại hay các đám ruộng gần vườn ổi, bầu bí dưa..

- Thường xuyên thăm đồng nhất là giai đoạn 30 – 60 ngày sau sạ.

- Theo dõi thông tin cập nhận tình hình dịch hại trên báo chí, đài phát thanh địa phương để phòng trị kịp thời.

Các sản phẩm phòng trị rầy phấn trắng và các loại sâu hại trên lúa hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC. Ảnh: Kim Ngọc.

Các sản phẩm phòng trị rầy phấn trắng và các loại sâu hại trên lúa hiệu quả của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC. Ảnh: Kim Ngọc.

- Nếu thấy mật số cao và có chiều hướng gia tăng thì phải sử dụng thuốc BVTV để diệt trừ rầy phấn trắng kịp thời bằng một trong những loại thuốc đặc trị như: SAROMITE 57 EC, OSAGO 80WG, Sagometro 50WG, Brimgold 200WP, Mipcide 50WP, Sếu đỏ 3 EC…

Khi phun bà con có thể kết hợp với dầu khoáng SK Enspray 99EC hay thuốc bám dính như Sago Sóng thần nhằm làm tăng độ bám dính , thẩm thấu của thuốc và kéo dài thời gian phòng trị của thuốc. Các sản phẩm phòng trị rầy phấn trắng và các loại sâu hại trên lúa hiệu quả nói trên đều của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC

- Khi phun, chú ý hướng bét xuống mặt dưới lá, phun kỹ, phun nhiều nước, phun sáng sớm hay chiều mát và nên phun đồng loạt, nếu phun bằng máy bay thì nên chỉnh cho máy bay phun trên đầu ngọn lúa.

Bình luận