Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Tọa đàm 'Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nông nghiệp, nông dân, nông thôn'

Bình luận · 103 Lượt xem

13h hôm nay (26/7), Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nông nghiệp, nông dân nông thôn.

 

Tọa đàm có sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia:

1. TS. Tạ Quang Ngọc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản

2. TS. Đặng Kim Sơn, chuyên gia chính sách Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp

3. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế

4. Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy

5. Nhà báo Trịnh Bá Ninh, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam

Về phía Báo Nông nghiệp Việt Nam, có Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Thạch và các Phó Tổng biên tập: nhà báo Trần Cao, nhà báo Lê Trọng Đảm, nhà báo Vũ Minh Việt.

Lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam và các khách mời: Nguyên Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, TS Đặng Kim Sơn, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy và nhà báo Trịnh Bá Ninh dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam và các khách mời: Nguyên Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, TS Đặng Kim Sơn, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy và nhà báo Trịnh Bá Ninh dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam và các khách mời tham gia tọa đàm: Nguyên Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, TS Đặng Kim Sơn, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy và nhà báo Trịnh Bá Ninh.

Lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam và các khách mời tham gia tọa đàm: Nguyên Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, TS Đặng Kim Sơn, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy và nhà báo Trịnh Bá Ninh.

 Tất cảTổng thuật

15 giờ 00 phút

 

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người ký nhiều quyết sách quan trọng và đặc biệt quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

“Đảng ta đã xác định 'nông nghiệp, nông dân, nông thôn' là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải làm thế nào để thực hiện cho thật tốt điều đó”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn.

Trong giờ phút thiêng liêng này, nhà báo Trịnh Bá Ninh cảm ơn các vị khách mời đã chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình với cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

14 giờ 50 phút

'Người nông dân Việt Nam là nông dân đặc biệt'

Nhập chú thích ảnh

Ông Đặng Văn Những (Chủ nhiệm Hội quán Tâm Quê - hội quán từng được Tổng Bí thư ghé thăm, ở xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) cùng thành viên trong Hội quán sử dụng công nghệ 4.0 để biết các chỉ số về môi trường nước, độ ẩm của đất, độ mặn, độ pH, không khí, khí tượng thủy văn trong ngày. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trao đổi với TS Đặng Kim Sơn, nhà báo Trịnh Bá Ninh, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu vấn đề: Thưa ông, Nghị quyết của Đảng luôn lấy nông dân làm chủ thế. Ông đã từng đi nhiều quốc gia, có những nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, ông có thể tham chiếu, so sánh giữa nông dân Việt Nam và nông dân các nước?

Theo TS. Đặng Kim Sơn, chuyên gia chính sách Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp, việc so sánh con người với con người rất khó. Nhiều bạn bè quốc tế luôn hỏi tại sao nông nghiệp Việt Nam lại có bước phát triển mạnh mẽ như thế. Từ một nước đói ăn, thiếu thốn công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu… lại trở thành một nước vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; xuất khẩu cà phê không thua kém bất cứ quốc gia nào.

"Theo tôi, có nhiều yếu tố để mang đến sự chuyển mình đó, nhưng yếu tố quyết định là con người", TS Đặng Kim Sơn nêu ý kiến. "Người nông dân Việt Nam ngoài mang trong mình phẩm chất cần cù, chịu thương, chịu khó còn có khả năng đặc biệt là sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ. Những kỹ thuật sản xuất mới, tiên tiến (như '3 giảm, 3 tăng' hay '1 phải, 5 giảm'…), những loại máy móc cơ giới hóa mới đều được nông dân Việt Nam tiếp cận nhanh chóng, vận dụng thuần thục".

"Một điểm đặc biệt nữa của nông dân Việt Nam là khả năng nhạy bén với thị trường. Họ lấy sự cần cù, sáng tạo của mình gắn với những tiến bộ kỹ thuật, thị trường, nên đi tới đâu cũng đều tạo được dấu ấn", TS Đặng Kim Sơn ấn tượng.

 

14 giờ 45 phút

'Đào tạo con người phải từ gốc đến ngọn'

Dẫn dắt câu chuyện, nhà báo Trịnh Bá Ninh cho biết, "nói đến xã hội học tập, có lẽ ngồi đây không ai có thể hơn được nguyên Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc. Nguyên Bộ trưởng được sinh ra trong một gia đình có truyền thống bề dày về học tập. Bộ trưởng có thể chia sẻ làm thế nào để những bước đi ở nông thôn dần dần như là tri thức hóa nông thôn?".

ong ta quang ngoc1

TS Tạ Quang Ngọc nhấn mạnh, giai đoạn sắp tới, chúng ta cần chú trọng "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh".

TS Tạ Quang Ngọc trả lời, "dịp Tết vừa rồi, tôi có cuộc chuyện trò với Nhà văn Văn Chinh về vấn đề lớn và mới mẻ này, bài viết đã được đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam. Tôi thấy khá nhiều người thú vị với những chia sẻ của tôi trong bài viết. Nhưng điểm thú vị theo tôi đó là vấn đề phong hóa.

Con người có 3 việc là lập thân trước, lập chí thứ hai và lập nghiệp thứ ba. Do đó, đào tạo con người phải từ gốc đến ngọn, chứ không phải chỉ có lập nghiệp, khởi nghiệp mà không tính đến vấn đề khác. Đây là vấn đề rất lớn, không có lập thân, không có học hành, không có tu tướng, không có chí hướng thì việc lập nghiệp hôm nay làm việc này, mai làm việc khác".

Nguyên Bộ trưởng chia sẻ, vừa qua có tham dự một hội thảo về một vấn đề kiến thức hiện đại. Các hãng lớn muốn làm được việc và cạnh tranh được nhau thì công nghệ thông tin phải giỏi, ngôn ngữ phải giỏi. Đây là vấn đề chúng ta cần lan tỏa.

Nguyên Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh thì chính những điều này nó hội tụ trong giai đoạn sắp tới, đây là vấn đề mà chúng ta cần chú trọng”.

 

14 giờ 40 phút

'Việt Nam có tiềm năng cực lớn về sản xuất nông nghiệp'

Chia sẻ thêm về hình ảnh nông dân Việt Nam, TS Lê Xuân Nghĩa thông tin, nông nghiệp và nông dân ở nhiều nước được Chính phủ tài trợ. Lấy ví dụ Nhật Bản, nông dân được hỗ trợ số vốn tương đương 1% GDP, cũng chính bằng giá trị GDP mà nền nông nghiệp nước này tạo ra. Tuy nhiên, điều này còn tương đối hiếm ở Việt Nam.

Ở nước ta, các quốc gia quốc tế hầu như xuất hiện mọi nơi. Trong nền kinh tế thị trường, người nông dân Việt Nam phải đương đầu với mọi thứ, từ giống, vật tư nông nghiệp, logistics…

Theo ông Nghĩa, để nông nghiệp xứng đáng là thế mạnh của quốc gia, cần tăng hơn nữa giá trị xuất khẩu từ doanh nghiệp trong nước. Hiện trong nhiều ngành, trong đó có nông nghiệp, xuất khẩu từ khối FDI chiếm tỷ trọng rất lớn. Những doanh nghiệp theo nghĩa “đại bàng” trong nông nghiệp còn tương đối hiếm.

“Báo Nông nghiệp Việt Nam nên có những tuyến bài phản ánh về thực trạng này, để kêu gọi sự quan tâm hơn nữa đầu tư vào doanh nghiệp nông nghiệp. Làm sao để chúng ta thực sự trở thành cường quốc nông nghiệp”, ông Nghĩa nêu vấn đề.

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng đa dạng các tiểu vùng sinh thái, Việt Nam có tiềm năng cực lớn về sản xuất nông nghiệp, theo ông Nghĩa. Do đó, vị chuyên gia kinh tế tin rằng nếu các bên liên quan có thêm nhiều chương trình hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thành tựu của nông nghiệp Việt Nam chưa thể dừng tại đây.

 

14 giờ 35 phút

Kích hoạt bạn trẻ có tình cảm với cơ quan, đất nước để cống hiến tốt nhất

viengsom09

Khoảng 5 giờ sáng 26/7, khu vực xung quanh Hội trường Thống Nhất đã có đông người dân xếp hàng (trong đó có rất nhiều bạn trẻ) chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Báo Tin tức.

Để kích hoạt tình cảm với cơ quan, đất nước, TS. Đặng Kim Sơn khẳng định con người là yếu tố không thể tranh cãi, trong đó, đại diện là lớp trẻ, lớp thanh niên.

Trong thời chiến tranh Cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, đến thời kỳ đổi mới, lớp trẻ luôn là lớp đi trước với sự quả cảm và sức khỏe, sức trẻ. Đến khi xây dựng một xã hội hiện đại tiến tới một xã hội hung cường, lớp trẻ không chỉ cần tinh thần dấn thân mà còn cần tới tri thức, trí tuệ độc lập.

“Hôm nay chia tay một nhân cách lớn, một con người để lại dấu ấn sâu sắc trong tất cả chúng ta. Có thể nhận thấy tình cảm xúc động của người dân trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là công cuộc phòng chống tham nhũng và đây sẽ là sự nghiệp mà thế hệ kế cận sẽ tiếp tục”, ông Sơn cho biết.

Theo đó, hai yếu tố cần xây dựng là một Nhà nước pháp quyền và một nền văn hóa hiện đại, xây dựng nền tảng đạo đức vững chắc sẽ nâng con người đi lên. Ông Sơn cho rằng đã đến lúc cần xây dựng nền tảng văn hóa, nền tảng pháp chế, hệ thống đãi ngộ để người tài, trí, yêu nước có thể phát triển. Và các viện nghiên cứu, trường đại học chính là pháo đài để bồi đắp thế hệ trẻ cùng tham gia xây dựng đất nước.

 

14 giờ 30 phút

 

Nhà báo Trịnh Bá Ninh đặt câu hỏi: Làm thế nào khai thông nguồn lực ở nông thôn, làm thế nào đánh thức nguồn lực đang ngủ?

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy chia sẻ: Tôi nghĩ mọi thứ đều cần bắt nguồn từ nền tảng tri thức. Một đất nước mà chỉ đọc bình quân 0,8 cuốn sách/người mỗi năm thì tôi nghĩ có đưa khoa học kỹ thuật vào tới đâu cũng bị nghẽn lại. Do đó, học tập là nguồn lực cơ bản nhất.

Ngoài ra, còn cần sự minh bạch trong phân bổ nguồn lực, tài nguyên, kinh phí. Sự minh bạch là niềm tin, là cánh cửa đầu tiên, còn nếu đặt minh bạch ở cuối con đường thì không thể tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo, đổi mới.

 

14 giờ 25 phút

'Tổng Bí thư là người kiên định nhất với định hướng xây dựng đất nước'

Tiếp nối câu chuyện về sự nghiệp công tác cán bộ, xây dựng lớp trẻ, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên định nhất với định hướng xây dựng đất nước.

Phong cách xây dựng lớp trẻ dân chủ, công bằng, tài năng, đạo đức của Tổng Bí thư luôn mạnh mẽ, kể từ khi ông còn là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.

“Tổng Bí thư là người nhìn thấy tiềm lực con người của Việt Nam, và gắn kết người trẻ với tiềm lực khoa học - công nghệ. Gần đây, nhiều công trình và dự án tại Việt Nam, bao gồm cả các công trình kiến trúc và nhà ở, được hoàn thành mà không cần sự can thiệp từ người nước ngoài”, TS. Nghĩa khẳng định.

dau tu vao con nguoi

Đầu tư vào con người là điều cần thiết để đáp ứng với sự phát triển toàn cầu (Ảnh minh họa).

“Nghệ thuật dùng người” trong phong cách lãnh đạo của Tổng Bí thư là điều hiếm có trên thế giới, nhờ niềm tin tưởng tuyệt đối vào người nông dân bình dân của ông và trách nhiệm của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng đổi mới sáng tạo, các thế hệ trẻ sẽ là động lực chính cho tương lai. Tuy nhiên, theo TS. Nghĩa, để đáp ứng với các xu hướng mới về trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, Việt Nam cần phải nâng cao nỗ lực để thu hút và nuôi dưỡng các nhân tài trẻ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

Là một chuyên gia kinh tế, TS. Nghĩa cho rằng, Việt Nam chưa bao giờ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ như hiện nay. Đầu tư vào con người là điều cần thiết để đáp ứng với sự phát triển toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc phát huy phong cách lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cực kỳ cần thiết, bao gồm việc đầu tư vào con người và thúc đẩy các phong trào đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm lực quốc gia.

 

14 giờ 20 phút

'Điều trăn trở của Tổng Bí thư'

Tiếp tục cuộc trò chuyện, nhà báo Trịnh Bá Ninh hỏi nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc:  "Ông cũng là một chính khách lịch lãm, làm sao để chúng ta có thể truyền ngọn lửa nhiệt huyết từ thế hệ trước sang thế hệ sau, như những điều mà ở những thế hệ trước như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Bộ trưởng mong muốn?"

TS Tạ Quang Ngọc trả lời, "hiện nay, chúng ta có 5 triệu Đảng viên. Đây là nguồn sức mạnh to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng xây dựng tiến bộ xã hội, tăng tưởng về mặt kinh tế".

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản nêu vấn đề, "câu hỏi ở đây là làm thế nào để có thể phát huy tối đa được nguồn sức mạnh đó? Làm thế nào để 5 triệu Đảng viên; từng tổ chức Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, trở thành đội ngũ hạt nhân trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đây là điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở trong suốt quá trình lãnh đạo".

Tổng Bí thư luôn căn dặn, mỗi Đảng viên cần phát huy tinh thần “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Mỗi Đảng viên phải không ngừng học tập, trau dồi về mọi mặt để hình thành lớp lớp các thế hệ Đảng viên kiên trung. Thế hệ sau tiếp nối những giá trị tốt đẹp của thế hệ trước, bắt kịp xu thế thời đại để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, văn minh, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc.

Sự ra đi của Tổng Bí thư là một mất mát to lớn. Chúng ta là những người ở lại, cần chung sức, đồng lòng thực hiện cho được ý nguyện đó của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo TS Tạ Quang Ngọc, 5 triệu đảng viên là một con số hùng hậu, đủ để đóng vai trò dẫn dắt các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Để phát huy hơn nữa nguồn lực được xem như “di sản” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Ngọc cho rằng, cần làm song hành hai việc quy hoạch và đào tạo. Nếu quy hoạch không trúng, thì khó có bước kế thừa. Còn đào tạo không kịp yêu cầu thực tế thì triển khai gặp nhiều rào cản, thách thức.

Những thách thức trong xã hội hiện tại ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang phát triển mạnh mẽ. Do đó, ông Ngọc cho rằng, việc phát triển nhân lực phải ở cả trên kiên trúc thượng tầng lẫn hạ tầng cơ sở.

“Nhân lực luôn là yếu tố then chốt, cốt lõi để tạo ra những bước đột phá. Chúng ta cần nhận thức trúng và đúng những yêu cầu từ thực tiễn, để đón đầu xu hướng”, ông Ngọc chia sẻ.

 

14 giờ 10 phút

'Cần gắn kết công nghệ, dịch vụ, kinh tế đô thị vào sức mạnh của nông nghiệp'

Nhập chú thích ảnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khảo sát thực tế mô hình thâm canh sản xuất chè chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP tại bản Cốc Phát và tham gia hái chè cùng bà con xã Bản Bo, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.

Chia sẻ về những bước tiếp theo để “hình thành” ngành nông nghiệp theo Nghị quyết số 18, 19, 20 , TS. Đặng Kim Sơn khẳng định rằng có nhiều nội dung từ Nghị quyết xưa cũ vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt trong định hướng của Đảng. Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện vẫn chưa đúng như mong muốn.

Theo TS. Đặng Kim Sơn, từ những nền tảng cũ, cùng với những tư duy mới về biến đổi khí hậu, biến động địa chính trị, toàn cầu hóa… “cái mới chồng lên cái cũ” đang đặt ra những thách thức cho Việt Nam.

Với Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông nghiệp được khẳng định là lợi thế quốc gia. Như vậy, cần gắn kết công nghệ, dịch vụ, kinh tế đô thị vào sức mạnh của nông nghiệp. “Muốn thế, cần giải quyết vấn đề đầu vào cơ bản như làm chủ giống vật nuôi, thức ăn gia súc, vật tư chiến lược như vacxin…”, ông Sơn cho biết.

Bên cạnh đó, cần đổi mới thể chế, phát triển kinh tế tập thể để đưa hơn 10 triệu nông dân, hàng triệu hộ nông dân nhỏ lẻ có thể đi lên sản xuất lớn. Ông Sơn khẳng định HTX là cánh cửa mở ra để giúp hộ nông dân phát triển sản xuất, giúp nông thôn đi đến đô thị, giúp nông nghiệp lên nông nghiệp dịch vụ.

 

14 giờ 05 phút

'Tổng Bí thư đến với nông dân với tất cả sự chân thành'

Tiếp tục buổi tọa đàm, nhà báo Trịnh Bá Ninh trò chuyện cùng chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy. "Là một người gắn bó với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ông có thể chia sẻ về tình cảm của người dân, cụ thể là một vùng đất, miền quê nào đó mà ông đã từng đến, và tình cảm với người lãnh đạo như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cả bước đường đi mà người nông dân mong muốn hướng tới?", nhà báo Trịnh Bá Ninh đặt vấn đề.

Nhập chú thích ảnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn, thiệt hại mà nông dân huyện Giồng Trôm, Bến Tre gặp phải khi ruộng lúa chết khô do xâm nhập mặn tháng 3/2016. Ảnh: Đồng Khởi.

Chuyên gia Hoàng Trọng Thủy trả lời, "Tôi nghĩ nông dân Việt Nam khi nghĩ về Tổng Bí thư, có thể gói gọn trong 9 chữ: Ngưỡng mộ, kính yêu và vô cùng thương tiếc'.

Có lẽ với người dân Việt Nam nói chung, sự ngưỡng mộ Tổng Bí thư chiếm nhiều hơn. Trong lúc lâm bệnh nặng, ông vẫn làm việc đến phút cuối cùng. Điều này truyền cảm hứng cho nông dân để vươn lên, vượt qua khó khăn.

Tổng Bí thư là Tổng Tư lệnh của cuộc chiến phòng, chống tham nhũng “không có vùng cấm”. Trước ông, nhiều người đã làm nhưng chưa có hiệu quả và dấu ấn sâu nặng như thế.

Trong 3 khóa làm Tổng Bí thư, ông đã dẫn dắt, chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, mọi thăng trầm. Về kính yêu, người nông dân nhìn vào lối sống thanh cao, giản dị, chân thành của Tổng Bí thư. Ông đến với nông dân với tất cả sự chân thành.

Người Hà Nội nói: “Ông mang trong mình khí tiết sĩ phu Bắc Hà. Đó còn là phẩm hạnh, tri thức, mà lâu lắm chúng ta chưa được thấy”.

Trong Tổng Bí thư, có 3 trụ cột hợp thành một sĩ phu Bắc Hà: Học vấn, nhân cách, khí tiết.

Tôi nhớ tháng 6/2016, ở Giồng Trôm, Bến Tre bị hạn mặn lịch sử hàng trăm năm. Ông đã đến từng nơi, từng cây lúa, từng ngôi nhà. Sự chia sẻ đó làm người dân tin hơn, yêu hơn, có động lực vượt qua đại khô hạn. Mặc dù ĐBSCL khi đó mất đi 38% sản lượng, nhưng chúng ta vẫn xuất khẩu hàng triệu tấn gạo.

 

13 giờ 55 phút

'Gia đình Tổng Bí thư là tấm gương lớn cho các gia đình học hỏi, soi chiếu'

Trả lời nhà báo Trịnh Bá Ninh, TS. Tạ Quang Ngọc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản, nói: Chúng ta vẫn thường nói gia đình là tế bào xã hội. Đó luôn là mong mỏi của chúng ta, nhưng chúng ta phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới có thể đạt được.

Qua tấm gương về gia đình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất nhiều gia đình có một tấm gương lớn để học hỏi, soi chiếu. Một tấm gương về lối sống giản dị không cầu vinh. Một cuộc sống mà ở đó, Tổng Bí thư là người đứng đầu Đảng nhưng lối sống giản dị, gần gũi với bà con lối xóm. Trong gia đình, vợ chồng yêu thương nhau hết mực, cùng nhau giáo dục con cái hình thành nhân cách, lối sống biết thương yêu, chia sẻ, giản dị.

Về góc độ học tập và tình bạn, Tổng Bí thư là tấm gương lớn về tình nghĩa thầy trò, bạn bè. Những câu chuyện về sự gần gũi, đạo thầy trò, tình cảm bạn bè của Tổng Bí thư với thầy cô, bạn bè qua các cấp học thực sự gây xúc động cho tất cả chúng ta.

3(1)

Tổng Bí thư là tấm gương lớn về tình nghĩa thầy trò, bạn bè (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi các bạn học cũ). Ảnh: Báo Nhân dân.

Riêng về học tập, Tổng Bí thư là tấm gương lớn về việc học tập suốt đời. Trước đây, Tạp chí Cộng sản từng có tên gọi Tạp chí Học tập. Tổng Bí thư từng chia sẻ rất thích tên gọi đó vì đã là người Cộng sản chân chính phải học tập suốt đời. Chính những tư tưởng đó đã hình thành nên một con người trí tuệ và nhân cách lớn.

 

13 giờ 50 phút

Kế thừa hiệu quả ‘ngoại giao cây tre’

ts nghia

TS Lê Xuân Nghĩa rất ấn tượng với khái niệm "ngoại giao cây tre" của Tổng Bí thư.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, những ý tưởng mà cố Tổng Bí thư đưa ra đã được nhiều lãnh đạo trong quá khứ đặt định. Trong đó, muốn nhắc nhở, khơi dậy niềm tự hào, lòng tin của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ với tương lai đất nước.

Trong các ý kiến của Tổng Bí thư, TS Nghĩa ấn tượng với “ngoại giao cây tre”. Cây tre, trong văn hóa Á đông, gợi nhắc đến hình ảnh một người quân tử, ở đó khái quát toàn bộ truyền thống ngoại giao của các thế hệ cha ông, từng chống lại nhiều giặc ngoại xâm trước đây.

Về chống tham nhũng, cố Tổng Bí thư đã sớm đặt ra vấn đề, rằng đây là cuộc chiến nội xâm lâu dài, gian khổ, kiên trì không kém chống ngoại xâm. Điều này đòi hỏi những thế hệ sau phải nắm vững hơn nữa những ý tưởng của thế hệ đi trước đặt ra.

“Để chống tham nhũng hiệu quả, cần có kỷ luật và đãi ngộ. Cố Tổng Bí thư đã đặt ra những viên gạch ban đầu và nhiệm vụ của thế hệ kế tiếp là cần kế thừa, phát huy công lao ấy của ông”, TS Nghĩa nhấn mạnh.

 

13 giờ 45 phút

'Tổng Bí thư là người của Đảng, người của Nhân dân'

ong Thuy

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy.

Tham gia tọa đàm, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nói có 3 cảm nhận sâu sắc nhất về sự lãnh đạo của Đảng và Tổng Bí thư:

1. Ban đầu, chúng ta coi nông dân là người lao động sống ở nông thôn. Nhưng sau này, chúng ta khái niệm lại, họ là “người sống bằng nghề nông”. Từ “sống” đó chính là điều mang lại động lực cho mọi chính sách của Đảng, của Nhà nước và các cấp chính quyền, phải chăm lo đến đời sống, an sinh của người nông dân.

Người nông dân bước sang vị thế chủ nhân của sản xuất nông nghiệp, đây là sự thay đổi rõ ràng, tác động lớn đến chính sách.

Thứ hai, khi vị thế được nâng lên, trao lại quyền cho người nông dân. Cụ thể, trong điều 46 Nghị quyết của Bộ Chính trị, người nông dân được quyền đánh giá chất lượng, thái độ phục vụ và dịch vụ của tất cả vật tư đầu vào của nông nghiệp. Người nông dân được đứng ở vị thế khác nữa, chứ không chỉ là vị thế người chủ sản xuất.

Thứ 3, đó là tăng cường được vai trò giám sát của nông dân với cán bộ, Đảng viên, chính quyền, kể cả với cơ quan có dự án về địa phương mình. Quyền giám sát này được đảm bảo bằng pháp luật, thể hiện tính tự chủ và vai trò chủ thể của sự phát triển.

Về nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng, tiến triển rất lớn về cơ sở hạ tầng. Chúng ta

Bình luận