Theo thống kê của ngành chức năng, vụ lúa hè thu năm 2024 ở khu vực Nam bộ đã xuống giống trên 1,4 triệu ha, hiện diện tích lúa tập trung ở nhiều giai đoạn, từ đẻ nhánh đến thu hoạch. Trong đó có tới 9.135ha lúa bị nhiễm rầy phấn trắng và đang tăng dần diện tích nhiễm trên đồng ruộng. Mật độ nhiễm rầy phấn trắng phổ biến từ 2.000 - 4.000 con/m2, thậm chí có nơi mật độ lên tới 6.000 con/m2.
Trong vụ lúa hè thu 2024, ĐBSCL đang phải đối mặt với sự bùng phát của rầy phấn trắng (Aleurocanthus spiniferus), một loại côn trùng gây hại nghiêm trọng cho cây lúa. Rầy phấn trắng chủ yếu hút nhựa từ lá, khiến lá cây bị khô héo, giảm khả năng quang hợp và năng suất. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của rầy phấn trắng trong điều kiện khí hậu ấm áp và ẩm ướt của ĐBSCL đã làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân.
Nhiều nông dân tại Đồng Tháp đứng ngồi không yên khi lúa bị rầy phấn trắng tấn công. Ông Trần Cao Lượng, ở xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, vụ hè thu năm nay canh tác 4,5ha trồng giống OM18, hiện lúa được 80 ngày tuổi cho biết, lúa còn hơn 1 tháng nữa là có thể thu hoạch nhưng lúa bị nhiễm rầy phấn trắng, dù đã được phun xịt hai lần thuốc để trị rầy nhưng cây lúa vẫn bị ảnh hưởng, có dấu hiệu hơi xuống màu lá lúa.
Đồng ruộng đang nhiễm rầy phấn trắng, ông Lượng nóng lòng chạy ra đại lý vật tư nông nghiệp gần nhà, được chủ đại lý tư vấn mua sản phẩm Rocking 500WG 100gram của Công ty Nông Dược Toàn Cầu về phun 2 lần. Sau 6-7 ngày phun ông ra kiểm tra, đồng ruộng đã không còn thấy sự xuất hiện của rầy phấn trắng đeo bám trên cây lúa và ruộng lúa của gia đình ông đã trở lại xanh tốt và hứa hẹn một mùa bội thu như kỳ vọng.
Ông Trần Văn Phước, ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang, chủ của 3ha lúa hè thu cho biết, khi cây lúa hơn 1 tháng tuổi đã có rầy phấn trắng tấn công ở những nơi lúa phát triển tốt, lá lúa dày đặc dù gia đình ông sạ kéo hàng 120-130kg/ha, tương đối thưa hơn so với bà con nông dân khác trong xã. Những người làm ruộng xung quanh đó khi thấy lúa bị rầy phấn trắng tấn công, nhiều nông dân sốt ruột nên mua thuốc phun xịt thuốc ồ ạt, thậm chí trong vòng một tuần đã xịt 2 cữ thuốc BVTV. Với mỗi ha lúa bị nhiễm rầy như thế bà con nông dân phải chi tới 500-600 nghìn đồng để mua thuốc xử lý rầy phấn trắng và rầy nâu.
Theo ông Phước, đối với ruộng lúa nhà của ông nhờ sạ thưa rầy phấn trắng không xuất hiện, chính vì vậy gia đình ông chỉ mua thuốc phun phòng ngừa rầy phấn trắng 1 cử và cộng thêm thuốc dưỡng nên chi phí không đáng kể so với các hộ lân cận.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, tính đến đầu tháng 7/2024, trên lúa vụ hè thu trong tỉnh đã bị nhiễm 12 đối tượng dịch hại, với diện tích trên 67.600 ha (tăng 13.750 ha so với cùng kỳ), trong đó một số loại dịch hại phổ biến như rầy phấn trắng, sâu cuốn lá, cháy bìa lá...
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang cho biết, nguyên nhân khiến dịch hại tăng trong thời gian vừa qua và công tác phòng trừ khó khăn do thời tiết đầu vụ hè thu 2024 nắng nóng gay gắt, thiếu nước, tạo điều kiện cho sâu rầy gây hại. Nông dân phun thuốc phòng trừ sớm khi lúa mới 10 - 15 ngày, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, làm giảm mật số thiên địch có lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu rầy phát triển, đặc biệt là rầy phấn trắng.
Trên cánh đồng hiện nay, mật số phát triển và gây hại lúa của rầy phấn trắng trên diện rộng đã gây hại từ vụ lúa đông xuân và đang tiếp tục gây hại sang lúa hè thu, thậm chí còn phát tán trên diện rộng.
Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, bà con nông dân chỉ phun thuốc khi rầy phấn trắng có mật số cao (trên 30 con/chồi). Sử dụng thuốc BTVT cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc - thuốc được đăng ký đúng đối tượng phòng trừ; đúng lúc; đúng nồng độ và liều lượng; đúng cách).
Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất để quản lý dịch hại bền vững, cụ thể như: IPM, IPHM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, công nghệ sinh thái - trồng hoa trên bờ ruộng, đặc biệt lưu ý áp dụng triệt để biện pháp sạ thưa (80 - 100kg/ha), áp dụng biện pháp tưới nước “ngập khô xen kẽ” trên đồng ruộng...
Ông Phạm Hoàng Sỹ, Giám Đốc Công ty TNHH Nông Dược Toàn Cầu cho biết: “Rầy phấn trắng tấn công lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn đòng trổ và gây hại bằng cách chích hút nhựa cây lúa, làm cho lá lúa chuyển sang màu vàng, cây phát triển kém, lá mới mọc ra sẽ bị triệu chứng xoắn lại giống như bị “siết cổ lá”; ở giai đoạn lúa làm đòng, lá cờ bị xoắn làm bông trổ không thoát; nếu trổ được hạt lúa sẽ bị lép toàn bộ.
Rầy phấn trắng gây hại cả hai giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Khi rầy hút nhựa cây, chúng để lại phân trên bề mặt lá, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây hiện tượng "mốc đen" trên lá lúa. Hiện tượng này không chỉ làm giảm hiệu suất quang hợp của cây mà còn làm cây yếu đi, dễ bị các loại sâu bệnh khác tấn công. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, rầy phấn trắng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa, thậm chí có thể làm mất trắng mùa vụ.
Với tiêu chí “Uy tín là vàng - Nhà nông là bạn”, Công ty Nông Dược Toàn Cầu đã cho ra đời giải pháp quản lý mới, được phản hồi tích cực từ quý bà con nông dân tại ĐBSCL, đó là sản phẩm Rocking 500WG 100gram. Với sự phối hợp của 2 hoạt chất Buprofezin và Pymetrozine. Đặc trị rầy nâu, rầy phấn trắng… rất hiệu quả trên cây trồng, nhất là vụ lúa hè thu hiện nay tại ĐBSCL đang đối mặt lo âu với vấn nạn rầy nâu, rầy phấn trắng bộc phát.
Sản phẩm Rocking 500WG với thời gian lưu dẫn kéo dài lên đến 14 ngày, có khả năng chống lột xác, khiến rầy không thể lột xác và chết. Thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc, tác động tức thời lên hệ thần kinh dẫn truyền và thần kinh vận động, khiến côn trùng không thể đưa kim chích vào trong mô cây.
Do đó, khi nhiễm thuốc, dù còn sống nhưng chúng hầu như không còn gây hại được nữa và dần chết vì đói. Ngoài phòng và trị, thuốc còn hạn chế việc truyền bệnh virus do côn trùng môi giới như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Với tình hình thời tiết của vụ hè thu và thu đông, có thể sử dụng thêm chất bổ trợ nông nghiệp (siêu trợ lực) để làm giảm sự bốc hơi của thuốc, tăng độ bám dính, tăng khả năng phân tán và lưu dẫn hấp thụ.
Trong bối cảnh vụ lúa hè thu 2024 tại ĐBSCL, việc phòng trừ rầy phấn trắng là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng lúa. Sự phối hợp giữa các biện pháp quản lý môi trường, sinh học, hóa học và công nghệ sẽ giúp kiểm soát tốt dịch hại, bảo vệ mùa màng và đời sống người nông dân. Việc nâng cao nhận thức và kỹ năng của người dân trong việc phòng trừ rầy phấn trắng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL.