Techcombank hoàn thành 78% kết quả kinh doanh sau 9 tháng 2023

Bình luận · 229 Lượt xem

Kết thúc quý 3/2023, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định. Tỷ lệ an toàn vốn và tỷ suất lợi nhuận đạt 15% và 2,4%.

Cấu trúc tài sản của Techcombank được kiểm soát tốt

Kết thúc quý 3/2023, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định, theo lộ trình đã dự báo. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu, lần lượt đạt 15.0% và 2.4%.

 

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) quý 3 của Techcombank đạt 10.4 nghìn tỷ đồng, tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước. Ông Jens Lottner - CEO Techcombank cho biết, xu hướng này khá đồng nhất với dự báo và phản ánh sức khỏe tài chính của Ngân hàng.

 

ROA tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu, đạt 2.4%, phản ánh cấu trúc tài sản và khả năng sinh lời đang được kiểm soát tốt. Xu hướng này dự kiến đang tiếp tục cho đến cuối năm, cho phép Techcombank tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trước, ông Jens Lottner cho biết.

 

Trong 9 tháng năm 2023, thu nhập lãi thuần (NII) dù giảm 14.4% so với cùng kỳ, song nếu tính riêng quý 3, mức độ giảm đã chậm lại ở mức 3.9% so với khoảng 19% trong 2 quý trước. Chi phí vốn của Ngân hàng cho thấy sự ổn định, giảm xuống mức 4.7% trong quý 3, từ 5.4% trong quý 2, nhờ thanh khoản hệ thống tiếp tục được cải thiện.

 

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong 9 tháng tăng 7.6% so với cùng kỳ, trên mức nền tăng rất cao của các năm trước. Trong đó, thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 1,526 tỷ đồng, tăng 38.7% so với cùng kỳ, được thúc đẩy bởi khối lượng giao dịch tăng 29.4% và khối lượng trả góp tăng 36.2%.

 

Thu từ thư tín dụng (LC), tiền mặt và thanh toán đạt 3,218 tỷ đồng, tăng 109.4% khi Ngân hàng tiếp tục tăng cường cung cấp, mở rộng và tinh chỉnh các giải pháp thanh toán và thu tiền như QR24/7 cho cửa hàng tiện lợi, chuỗi nhà hàng..., cũng như các giải pháp quản lý tiền mặt và thanh khoản C-Cash với Kyriba, CD Bảo Lộc trên nền tảng số v.v..

 

Mảng thu phí từ dịch vụ bảo hiểm của Techcombank thể hiện đà phục hồi trong quý 3 năm 2023 với doanh thu khai thác mới (APE) tăng 32,1%. Đại diện Techcombank cho biết, trong tháng 9 ước tính Ngân hàng đã giành lại vị trí số 1 về APE ròng, và là một trong số ít những ngân hàng ghi nhận tăng trưởng APE theo tháng.

 

Phí dịch vụ ngân hàng đầu tư đạt 1.207 tỷ đồng sau 9 tháng. Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu phục hồi, thị phần phát hành trái phiếu doanh nghiệp của TCBS trong 9 tháng đạt 61%.

 

Trong kỳ, TCB dành ra gần 2.287 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 83,7% so với cùng kỳ. Do đó, Ngân hàng còn hơn 17.115 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 17,8%. So với kế hoạch 22.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho cả năm 2023, Techcombank thực hiện được gần 78% mục tiêu sau 9 tháng.

 

Số dư CASA tăng quý thứ 2 liên tiếp

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản Ngân hàng mở rộng 11.8% so với đầu năm, lên 781.279 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng đạt 409 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với đầu năm và 7,1% so với quý trước. Số dư CASA tăng trong quý thứ 2 liên tiếp, đạt 137,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với quý 2, dẫn dắt bởi CASA bán lẻ (tăng 4,9% so với quý trước).

 

 

Mặt khác, tiền gửi có kỳ hạn (TD) tăng trở lại, đạt 271,5 nghìn tỷ đồng, ghi nhận tăng 9,2% so với quý trước và 20,1% so với đầu năm. Vì vậy, tỷ lệ CASA trong quý 3 đứng ở mức 33,6%.

 

Ông Alexandre Macaire - Giams đốc đốc Tài chính tập đoàn của Techcombank dự báo: “Số dư CASA tăng với sự quay trở lại của nhiều khách hàng ở phân khúc thu nhập cao. Từ nay đến cuối năm, khi các cơ hội đầu tư trở nên rõ nét hơn, số dư và tỷ lệ CASA của Techcombank được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện”.

 

Techcombank kết thúc quý 3 năm 2023 với số lượng khách hàng lên tới gần 13 triệu, tăng thêm khoảng 2,2 triệu khách hàng được thu hút mới (cao gấp 3 lần so với lũy kế 9 tháng 2022), trong đó 44,4% gia nhập qua các kênh kỹ thuật số và 42,9% thông qua các đối tác trong hệ sinh thái.

 

Về chất lượng nợ vay, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ được kiểm soát ở mức 1,4%. Tỷ lệ nợ cần chú ý (B2) giảm xuống 1,3% vào ngày 30 tháng 9 năm 2023 (so với 2,0% vào ngày 30 tháng 6 năm 2023). Gần 30% dư nợ B2 là do tác động của CIC. Tỷ lệ B2 của riêng Ngân hàng giảm xuống mức 0,9%, từ mức 1,4% vào ngày 30 tháng 6 năm 2023.

 

 

Huy Bình

 

Bình luận