Dự án cánh đồng lớn hợp tác liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm lúa tỉnh Điện Biên

Bình luận · 264 Lượt xem

Ngày 06/6/2017, UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt dự án cánh đồng lớn, hợp tác liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm lúa IR64 và Bắc thơm số 7 trên địa bàn thôn Yên Trường, Thanh Trường, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, t


Dự án cánh đồng lớn hợp tác liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm lúa tỉnh Điện Biên

 

1.Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với nông dân.

Mục tiêu dự án là Tổ chức sản xuất, khai thác tối đa hiệu quả canh tác của đất, chuyển canh tác 02 vụ lúa thành 02 vụ lúa – 01 vụ đồng (trồng màu). Sản xuất lúa gạo đồng bộ, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đồng thời giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Ổn định đầu ra sản phẩm thông qua liên kết tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

HTX hiện có 70 hộ dân trông lúa tham gia liên kết với diện tích 70 ha.  Trên cơ sở quy trình sản xuất được HTX xây dựng trình duyệt trong dự án và hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn. HTX tiến hành tổ chức, chỉ đạo nông dân trong dự án sản xuất tuân thủ theo đúng yêu cầu, quy trình thống nhất, đồng bộ: Thời gian làm đất, gieo xạ, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch. Nội dung thực hiện được HTX và nông dân thể hiện rõ ràng trong hợp đồng liên kết trong đó quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Là cơ sở để các bên làm căn cứ trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất: HTX chủ động nhập giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và một số vật tư nông nghiệp khác đảm bảo chất lượng, nguồn gốc suất xứ rõ ràng cung ứng cho nông dân trong dự án; Đồng thời cử cán bộ, kỹ thuật HTX phối hợp cùng với cán bộ kỹ thuật trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông huyện Điện Biên tổ chức tập huấn, kiểm tra, thăm đồng dự án, từ đó có khuyến cáo, định hướng cho người dân thực hiện chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại được hiệu quả cao nhất. Mặt khác, để đảm bảo hiệu quả về mặt chất lượng, thời gian trong thu hoạch sản phẩm. HTX chủ động đầu tư máy gặt, ô tô vận chuyển phục vụ việc thu hoạch, vận chuyển lúa. Do vậy, đã giải phóng sức lao động thủ công cho nông dân, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động trong thu hoạch đúng thời điểm, từng bước hoàn thiện các khâu trong quá trình sản xuất.

Một trong yếu tố quan trọng trong việc chế biến sản phẩm: Đầu tư kho, lò sấy thóc cũng là một nội dung giảm chi phí, sức lao động cho nông dân, và tăng chất lượng sản phẩm, giải thiểu tổn thất trong nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu được hiệu quả.

Tiêu thụ: Là giai đoạn cuối cùng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đây là một nội dung hết sức quan trọng quyết định thành công của dự án. Khi có sản phẩm Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm & Thủy sản tỉnh Điện Biên sẽ lấy mẫu, phân tích sản phẩm gạo của HTX kiểm tra chất lượng thánh phẩm.

Sau đó, để chuẩn bị cho công tác tiêu thụ sản phẩm thì HTX thành lập trang web, sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, xây dựng kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

* Kế hoạch phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với nông dân.

- Trước mắt, HTX tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất, tổ chức sản xuất lúa gạo và tiêu thụ sản phẩm cho diện tích 31ha theo dự án đã phê duyệt và mở rộng diện tích sản xuất trong vụ ĐÔng Xuân năm 2018 khoảng: 150-200 ha trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Xây dựng các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả trong sản xuất và các hoạt động phong trào, tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa HTX và nông dân.

- Phát triển thương hiệu sản phẩm theo hướng: Uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trong từng nội dung, hoạt động của HTX, nông dân …

- Đào tạo, tuyển dụng nhân viên quản lý, kỹ thuật, kinh doanh phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh HTX trong thời gian tới.

2. Kết quả thực hiện hợp đồng liên kết với nông dân trong 3 năm gần đây:

- Sản lượng thu mua: 200 tấn/vụ mùa năm 2017.

- Diện tích ký kết: Năm 2017: 31 ha: Năm 2018: 50ha.

- Tỷ lệ thành công hợp đồng: Tính theo tỷ lệ thực hiện tuân thủ đúng hợp đồng ký kết: 85% (còn lại 15% phá vỡ hợp đồng do tâm lý chờ giá thị trường biến động).

- Giá cả: Giá thu mua cho người dân tại thời điểm thu mua cao hơn khoảng 18%.

- Phương thức thanh toán: Thanh toán 100% tiền mặt cho người dân sau thu hoạch từ 10-15 ngày.

3. Lợi ích của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã, nông dân tham gia liên kết.

* Lợi ích của nông dân.

- Được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi dần tập quán canh tác lạc hậu.

- Tiếp cận với vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, giá thành thấp nên đã giảm được chi phí đầu vào, công lao động.

- Tham gia vào các hoạt động đoàn thể, tổ chức dần hình thành ý thức tập thể, hoạt động sản xuất theo hướng chuyên môn, hàng hóa tập chung.

- Sử dụng các dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất (làm đất, bảo vệ thực vật, thu hoạch lúa…).

- Có đầu ra với giá cả ổn định, từ đó tạo tâm lý tốt cho người nông dân, từng bước nâng cao nhận thức, khuyến khích làm ăn, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

* Lợi ích HTX

- Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định và yêu cầu của thị trường.

- Sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chăm sóc, thu hoạch từ đó tạo ra sản phẩm chất lượng cao, góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm uy tín, chất lượng.

- Việc tổ chức thực hiện tốt nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp các ngành, tạo động lực cho sự phát triển vượt chội trong thời gian tới của HTX.

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân viên trong HTX, và mang lợi ích cho các thành viên HTX.

4. Đánh giá về vai trò, lợi ích của HTX trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản của nông dân, tổ hợp tác.

- HTX đóng vai trò là đại diện của nông dân đồng thời cũng là nhà tiêu thụ sản phẩm. Là đơn vị tổ chức sản xuất cho nông dân. Xây dựng kế hoạch, lập phương án đầu tư cơ sơ hạ tầng: Kênh mương, giao thông nội đồng, tổ phục vụ sản xuất cánh đồng lớn.

- Cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV các dịch vụ nông nghiệp phục vụ sản xuất theo yêu cầu.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân: Quy trình sản xuất, kỹ thuật BVTV, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

- HTX đầu tư cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị: thu hoạch, vận chuyển, sấy thóc, bảo quản chế biến gạo cho sản phẩm của nông dân.

- Tạo công ăn việc làm cho xã viên, nông dân trên địa bàn.

5. Quá trình tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng nông sản thực phẩm an toàn

Từ khi chuẩn bị vào mùa vụ HTX đã nhập giống, phân bón, thuốc BVTV của các công ty có thương hiệu, sản phấm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, không nằm trong danh mục cấm để phục vụ cánh đồng dự án.

- Sản xuất theo một quy trình, ngay từ đầu vụ HTX giám sát tất cả các khâu từ ngâm ủ giống, chăm sóc, thu hoạch.

- Khâu chế biến, bảo quản sản phẩm được HTX thực hiện đảm bảo tuân thủ đúng quy định không sử dụng các chất bảo quản, chất cấm.

- Sau khi có sản phẩm Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm& Thủy sản tỉnh Điện Biên đã lấy mẫu, sau khi phân tích sản phẩm gạo của HTX đã được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn.

 Thông tin liên hệ mô hình: Đội 2, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Sở Nông nghiệp và PTNT Điện Biên

Bình luận