Nông dân ĐBSCL bán lúa non trước "bão" giá gạo: Tranh nhau đến ruộng đặt cọc, doanh nghiệp chấp nhận lỗ để mua

Bình luận · 276 Lượt xem

Trước việc giá lúa tăng, đã xuất hiện tình trạng các thương lái tranh mua đòi đặt cọc trước để nông dân bán lúa non nhưng nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa đồng ý, chờ giá tăng thêm và sợ bị "b??

Thương lái tranh mua, nhiều nông dân chưa chịu nhận cọc bán lúa non, chờ giá tăng thêm

Cũng bán lúa non, nhưng nhiều nông dân ở ĐBSCL chờ khi nào giá tăng đến mức hợp lý hơn mới chịu nhận cọc từ thương lái hoặc "cò lúa".

Nông dân bán lúa non trước "bão" giá lúa tăng: Nhiều trường hợp phát sinh (Bài 2) - Ảnh 1.

Thay vì nhận cọc bán lúa non, nhiều nông dân ở huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ chờ giá tăng thêm. Ảnh: Huỳnh Xây

Vụ thu đông 2023, ông Nguyễn Thành Tâm, ở huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ gieo sạ 5ha lúa. Hiện nay lúa mới được 1 tháng tuổi nhưng nhiều thương lái tìm đến đòi mua lúa non. Thay vì đồng ý nhận tiền cọc, ông lại chờ đến khi gần thu hoạch mới bán.

"Thương lái đến mua lúa non, tăng giá đặt cọc từ 6.200 đồng/kg lên 7.500 đồng/kg, nhưng tôi không bán. Tôi chờ gần tới ngày thu hoạch lúa mới quyết định, lúc đó giá lúa sao cũng được" - ông Tâm nói.

Về nguyên nhân không nhận tiền cọc bán lúa non, ông Tâm cho biết, sợ thương lái không uy tín, "bẻ kèo" khi giá giảm nhiều hơn so với mức 7.500 đồng/kg.

  • Diện tích sầu riêng tăng đột biến trong 3 năm, biết rủi ro, sao ở Đắk Lắk dân vẫn mạo hiểm trồng thêm?

Anh Dương Văn Siêu - nông dân trồng 5ha lúa thu đông ở xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ cũng liên tục nhận được nhiều cuộc gọi từ thương lái muốn mua lúa nhưng anh chưa đồng ý.

Anh Siêu cho biết: "Thương lái đòi đặt cọc mua lúa với giá 7.000 đồng/kg nhưng lúc này giá lúa ở nhiều địa phương lân cận đã khoảng 7.400 đồng/kg. Do vậy, tôi chưa nhận tiền cọc, đợi giá lúa tăng thêm mới thỏa thuận được".

Dù mới gieo sạ lúa thu đông hơn hai tuần nhưng bà Nguyễn Thị Ba, ở huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang được thương lái đề nghị bà bán lúa non.

Do vụ lúa thu đông chi phí sản xuất tăng cao, năng suất thấp, để có lợi nhuận hơn, bà Ba chưa đồng ý nhận cọc từ thương lái. Bà Ba hy vọng rằng, giá lúa tăng thêm được bao nhiêu đỡ bấy nhiêu.

Không chỉ có nông dân ở TP.Cần Thơ, Hậu Giang, trước thông tin giá lúa tăng, theo tìm hiểu của phóng viên nhiều nông dân trồng lúa thu đông ở một số địa phương ở huyện Hòn Đất, huyện Giồng Riềng của tỉnh Kiên Giang cũng chưa chịu nhận cọc tiền bán lúa non cho thương lái hoặc "cò lúa".

"Cò lúa" xoay như chong chóng lo mua đủ lúa do doanh nghiệp đặt hàng

Ông Phan Văn Đồng ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cho biết, bản thân đã có hơn 10 năm làm "cò lúa" nhưng chưa bao giờ giá lúa tăng cao như hiện nay.

Nông dân bán lúa non trước "bão" giá lúa tăng: Nhiều trường hợp phát sinh (Bài 2) - Ảnh 2.

Nhiều trường hợp phát sinh liên quan đến việc bán lúa trước khi thu hoạch. Ảnh: Huỳnh Xây

Do giá lúa tăng cao nên ngoài việc mua lúa non, ông còn mua lúa mới trổ bông. Bởi theo ông, nếu không mua sớm, các "cò lúa" khác sẽ tranh mua. "Chủ ruộng chịu bán sẽ tôi sẽ đặt cọc mua" - ông Đồng nói.

"Cò lúa" này cho hay, hồi tuần trước, ông đặt cọc mua lúa của nông dân với giá 7.500 đồng/kg, nay đã lên 8.300 đồng/kg. Trước tình hình giá lúa tăng, bên cạnh những hộ dân chịu nhận cọc cũng có nhiều hộ chưa chịu bán, tiếp tục chờ giá tăng thêm mới quết định.

Thông tin từ ông Đồng cho hay, do ở địa phương có nhiều "cò lúa" nên nông dân nào đền cọc (sau khi nhận cọc, nông dân nếu làm trái hợp đồng sẽ đền cọc gấp đôi, còn thương lái không mua lúa sẽ mất cọc) sẽ có "cò lúa" khác nhảy vào mua giá mới.

  •  

Anh Siêu ở TP.Cần Thơ cho hay, do trồng lúa với diện tích nhiều nên anh rất thận trọng khi nhận cọc mua bán lúa với thương lái. Đối với những người từng mua bán, anh tin tưởng sẽ không cần hợp đồng, còn những thương lái mới, anh yêu cầu phải có viết giấy tay.

Trong đó, anh đảm bảo tuân thủ đúng cam kết. Nếu thời điểm thu hoạch, giá lúa giảm xuống thấp, thương lái có thể thương lượng lại để hạ giá thu mua phù hợp, nếu không đạt thỏa thuận, thương lái chỉ thu vừa đủ lượng lúa đã đặt cọc ban đầu, số lượng lúa còn lại chủ ruộng tự xử lý.

Trước đây, anh Siêu đã từng lâm vào trường hợp tương tự, anh phải đem lúa tươi đi sấy và trữ lại để chờ giá tăng trở lại mới bán.

Không chỉ có anh Siêu, nhiều hộ dân trồng lúa ở xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ đều làm theo cách trên để bảo vệ quyền lợi cho mình.

 

Ở một diễn biến khác, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.Cần Thơ cho biết, đã thông qua thương lái đặt cọc mua 30.000ha lúa thu đông, dự kiến từ 5-6 tuần tới sẽ thu hoạch.

Do giá lúa tăng nên doanh nghiệp phải nâng giá thu mua cho nông dân lên từ 7.500-7.800 đồng/kg đối với lúa thường, từ 8.300-8.500 đồng/kg đối với lúa thơm.

Việc tăng giá thu mua lúa cho nông dân có thể sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ nhưng vì hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài nên không thể làm khác.

Bình luận