Quảng Ngãi: Sản phẩm OCOP huyện Mộ Đức dẫn đầu về lượng và chất

Bình luận · 300 Lượt xem

Sau 5 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) đã có 27 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm 4 sao và 24 sản phẩm 3 sao. Đây cũng là địa phương luôn dẫn đầu trong to

Ông Ngô Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức cho biết: Đến nay, huyện đã có 27 sản phẩm OCOP đạt 3 và 4 sao như: nấm linh chi, trà linh chi túi lọc, trà linh chi thảo mộc, trà túi lọc linh chi hạt sen, nấm bào ngư, khô sợi bào ngư, bột nêm nấm bào ngư, rượu nấm linh chi, bánh tráng Huy Cường, trà gạo lứt, gạo Ấn Trà, mạch nha Kim Hồng, mạch nha Thy Thảo, bánh mè Huy Ny, các sản phẩm nước mắm truyền thống ở xã Đức Lợi, trứng gà ác Nam Trinh, trứng chim trĩ Bảo Trần, rượu trái cây Quang Hải….

Quảng Ngãi: Xây dựng sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa, huyện Mộ Đức dẫn đầu về số lượng và chất lượng - Ảnh 1.

Huyện Mộ Đức đã có 27 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 và 4 sao. Ảnh: CTV.

Các sản phẩm OCOP của huyện Mộ Đức ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Huyện đã bố trí, xây dựng được 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện tại Cửa hàng Nông sản Thanh niên.

Ông Thanh cho biết thêm, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu từ 15-20%/năm, tăng giá bán từ 10-15%, một số sản phẩm tăng 20%. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Quảng Ngãi: Xây dựng sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa, huyện Mộ Đức dẫn đầu về số lượng và chất lượng - Ảnh 2.

Mộ Đức là địa phương luôn dẫn đầu của tỉnh Quảng Ngãi về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP. Ảnh: T.H.

Một số hợp tác xã trên địa bàn cũng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội, trang điện tử bán hàng, điển hình như: Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh nấm Đức Nhuận, Hợp tác xã rau truyền thống An Mô (Đức Lợi), Hợp tác xã Nông nghiệp Kỹ thuật cao Đức Thạnh....

Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn. Từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP.

Quảng Ngãi: Xây dựng sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa, huyện Mộ Đức dẫn đầu về số lượng và chất lượng - Ảnh 3.

Huyện Mộ Đức thường xuyên tổ chức các hội chợ, xây dựng các điểm bán hàng nhằm xúc tiến thương mại giúp người dân tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: CTV.

"Từ nay đến năm 2025, huyện Mộ Đức định hướng phát triển thêm từ 30-35 sản phẩm OCOP như: tương ớt Cô Huệ, bò khô tẩm gia vị Phi Phi, chả và các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Huyện ưu tiên những sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động địa phương, kiểm soát được quy trình sản xuất. Đặc biệt, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, Organic....", ông Ngô Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức.

Bình luận