Giữa một thị xã của Quảng Ngãi có làng cổ tên Gò Cỏ hoang sơ, kỳ bí, tò mò nhất là 11 giếng Chăm Pa

Bình luận · 227 Lượt xem

Làng Gò Cỏ (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) nằm gọn trong một thung lũng ven biển Sa Huỳnh, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi sự hoang sơ, kỳ bí, không gian sống cổ xưa cùng những phong tục, tập quán, làn điệu dân c

Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là tên một ngôi làng cổ Chăm Pa nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 60km về phía Nam.

Làng Gò Cỏ nằm gọn trong một thung lũng ven biển Sa Huỳnh, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi sự hoang sơ, kỳ bí, không gian sống cổ xưa cùng những phong tục, tập quán, làn điệu dân ca mộc mạc.

Giữa một thị xã của Quảng Ngãi có làng cổ tên Gò Cỏ hoang sơ, kỳ bí, tò mò nhất là 11 giếng Chăm Pa - Ảnh 1.

Du khách được giới thiệu thông tin về làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trước khi vào làng cổ. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN.

Phát huy giá trị làng cổ

Làng Gò Cỏ được phát hiện năm 2017 khi một đoàn đi khảo sát để xây dựng không gian văn hóa Sa Huỳnh trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. 

Tại đây, các chuyên gia phát hiện di tích khảo cổ Long Thạnh, tìm thấy mộ táng cùng nhiều di vật cách đây khoảng 3.000 năm thuộc sơ kỳ đồng thau, giai đoạn tiền Sa Huỳnh. 

Do đó, các chuyên gia kết luận, khu vực làng Gò Cỏ, đầm An Khê (phường Phổ Thạnh) là vùng lõi của văn hóa Sa Huỳnh và tiếp nối là văn hóa Champa với hàng loạt di tích như đường đá, giếng Chăm, bia ký Chăm, tường đá, tháp Chăm, hệ thống thủy lợi bằng đá được xếp rất công phu...

Giữa một thị xã của Quảng Ngãi có làng cổ tên Gò Cỏ hoang sơ, kỳ bí, tò mò nhất là 11 giếng Chăm Pa - Ảnh 2.

Trung tâm du khách làng Gò Cỏ - nơi du khách dừng chân khi tham quan làng cổ Gò Cỏ. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN

Làng Gò Cỏ chỉ có 83 hộ dân nằm dọc theo núi đá ven biển, với diện tích khoảng 105 ha. Làng vẫn giữ được nét đặc trưng của làng cổ xưa với con đường đá nhỏ, quanh co, những ruộng bậc thang thấp thoáng bên cạnh bờ cát êm dịu. Ở đây, đá hiện diện tại mọi ngóc ngách cùng dân làng trải qua nhiều biến cố lịch sử.

  • Dòng họ Đỗ ở Hưng Yên, cha đỗ Hoàng Giáp, con đỗ Trạng nguyên, cả 3 cha con được cả làng thờ cúng

Làng còn có 11 giếng đá cổ hiện hữu là sản phẩm người Chăm Pa để lại khi cư ngụ tại đây. Hệ thống giếng cổ đã và đang là mạch sống, nuôi dưỡng nhiều thế hệ. 

Nó chính là sợi dây kết nối truyền thống văn hóa Chăm - Việt. Cùng với đó là các đền thờ, miếu mạo, đều tồn tại cách đây hàng trăm năm. 

Cho đến ngày nay, người dân tại khu vực làng Gò Cỏ vẫn rất coi trọng và gìn giữ những di tích này. Nhiều nhà nghiên cứu còn phát hiện các thể tù kích cỡ lớn, tinh thể thạch anh dạng lớn, tinh thể biotit dạng vẩy.

Để ngôi làng sống dậy, các chuyên gia đã giúp người dân hiểu giá trị nơi mình sinh sống. Do đó, năm 2018, người dân làng Gò Cỏ đã tới Cù Lao Chàm (Quảng Nam) học làm du lịch cộng đồng. 

Đến tháng 4/2019, Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ được thành lập. Đến nay, Hợp tác xã xây dựng được 15 homestay đủ điều kiện đón khách lưu trú, 5 thuyền nan phục vụ khách tham quan trên biển gần bờ, 5 hướng dẫn viên đã qua đào tạo, 8 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Giữa một thị xã của Quảng Ngãi có làng cổ tên Gò Cỏ hoang sơ, kỳ bí, tò mò nhất là 11 giếng Chăm Pa - Ảnh 4.

Những bờ tường được xây bằng đá và cây xanh được trồng dọc các con đường trong làng cổ Gò Cỏ. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN

Sứ mệnh của Hợp tác xã là tổ chức, điều phối hoạt động bảo tồn nhằm nâng cao năng lực người dân địa phương; đồng thời đảm bảo công bằng, chia sẻ lợi ích bền vững giữa các bên liên quan... 

Đến nay, 90% người dân trong làng đã nhận thức, hưởng ứng và tích cực tham gia làm du lịch. Sản phẩm du lịch là những gì thiên nhiên, tổ tiên để lại cùng với sự phát huy nội lực của cả cộng đồng, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ Nguyễn Thị Diễm Kiều cho biết.

  • Làng cổ Đường Lâm lãng đãng mùa thu, 10 "dân phượt" nhìn thấy ảnh thì 9 người muốn xách ba lô đi liền

Tháng 12/2020, làng Gò Cỏ được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh đạt hạng OCOP 3 sao.

Điểm đến lý tưởng cho du khách

Đến với Gò Cỏ, du khách sẽ được thỏa mãn tất cả các giác quan. Du khách sẽ được ngắm những ngôi nhà mái lợp lá cọ, tường và cửa làm hoàn toàn bằng tre, nứa cùng những bộ bàn ghế bằng gỗ mộc mạc, đơn sơ... Du khách có thể cùng người dân lênh đênh giữa biển cả để câu cá tôm.

Anh Nguyễn Đức Mạnh, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến đây, anh có cảm giác như mình đang lạc vào thế giới khác vì không có tiếng còi xe ồn ào. Chỉ có tiếng cười, tiếng sóng biển và tiếng gió.

Giữa một thị xã của Quảng Ngãi có làng cổ tên Gò Cỏ hoang sơ, kỳ bí, tò mò nhất là 11 giếng Chăm Pa - Ảnh 6.

Ngôi nhà bằng tre, mái lợp cọ mộc mạc, đơn giản trong làng cổ Gò Cỏ. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN

Giữa một thị xã của Quảng Ngãi có làng cổ tên Gò Cỏ hoang sơ, kỳ bí, tò mò nhất là 11 giếng Chăm Pa - Ảnh 7.

Vật dụng trong những ngôi nhà cổ đều được làm bằng tre. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN

Ngoài thiên nhiên, sản vật, di tích văn hóa, di sản địa chất, con người và những câu chuyện trường kỳ về ký ức chiến tranh, những làn điệu dân ca bài chòi, hát hố sẽ là điểm nhấn trong nhật ký hành trình của du khách khi đến với Gò Cỏ.

  • Con đặc sản bò chậm như sên, cả năm không thấy mặt, khi xuất lộ dân Lạng Sơn bắt luộc thơm sực mùi thuốc Bắc

Bà Huỳnh Thị Thương, người dân làng Gò Cỏ cho biết, trước đây, hát bài chòi, hát hố là để giao lưu văn nghệ, giúp truyền đạt lại cho thế hệ tương lai. Từ ngày Gò Cỏ trở thành làng du lịch cộng đồng, hát bài chòi, hát hố còn để phục vụ du khách, giúp bà con có thêm thu nhập.

Theo Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, Hợp tác xã đang hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận làng Gò Cỏ là điểm du lịch cộng đồng đạt 5 sao OCOP; đồng thời, đặt mục tiêu xây dựng làng Gò Cỏ trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Do dịch COVID-19 nên năm 2020, 2021, nơi đây không đón khách du lịch. Từ lúc mở cửa lại (tháng 4/2022) đến ngày 30/9, làng Gò Cỏ đã đón khoảng 1.500 lượt khách đến tham quan, lưu trú.

Giữa một thị xã của Quảng Ngãi có làng cổ tên Gò Cỏ hoang sơ, kỳ bí, tò mò nhất là 11 giếng Chăm Pa - Ảnh 9.

Ngôi nhà vách tre, lợp mái cọ là điểm hấp dẫn du khách khi đến làng cổ Gò Cỏ. Ảnh: Đinh Hương – TTXVN

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho rằng, mô hình Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ là mô hình mới nhưng rất phù hợp. 

Để Gò Cỏ đạt 5 sao OCOP và trở thành điểm du lịch lý tưởng, ngày càng hấp dẫn du khách, tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo mọi điều kiện cho Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ hoàn thành các thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định. 

Thị xã Đức Phổ chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện để người dân vay vốn ưu đãi phát triển du lịch. Về mặt quản lý nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi sẽ định hướng cho các địa phương học tập kinh nghiệm của Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ để nhân rộng ra tại địa phương mình.

Bình luận