Khi cán bộ thú y…đi tiêm phòng

Bình luận · 201 Lượt xem

Dù công việc khá vất vả, thế nhưng cán bộ thú y vẫn chẳng nề hà, luôn nhiệt huyết, tận tâm với nghề, họ đi đến tận nơi để hỗ trợ việc tiêm phòng

Đến tận nơi tiêm phòng 

Ông Huỳnh Văn Thạnh, bác sỹ thú y của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn, Bình Định chở thùng vắc xin lở mồm long móng lên bàn giao cho anh Nguyễn Hữu Độ, cán bộ thú y xã Nhơn Lộc. 

 

Sau đó, thú y thị xã và thú y xã phối hợp cùng đi tiêm phòng cho đàn trâu bò ở thôn Đông Lâm.

 

Ông Thạnh yêu cầu anh Độ, thùng vắc xin này anh mang về bảo quản trong tủ lạnh, kế hoạch trong ngày tiêm bao nhiêu con anh để ra ngoài bấy nhiêu lọ, mỗi lọ tiêm 25 con, mỗi con đúng 2cc. Lọ nào đã mở rồi phải tiêm cho hết, không được để lại.

 

Khi đến hộ chăn nuôi, trước khi tiêm anh phải đưa lọ vắc xin cho chủ hộ xem hạn sử dụng để họ biết. 

 

"Anh để vắc xin giảm lạnh rồi mới tiêm để trâu, bò không bị áp xe. Khi tiêm phải nhờ chủ hộ chăn nuôi cột giữ trâu, bò cẩn thận để chống tiêm trượt, thuốc văng ra ngoài và tiêm thật chậm", ông Thạnh nhắc nhở.

Từ 15/9-15/10, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn (Bình Định) tổ chức tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt 2 năm 2023. 

 

Tổng đàn trâu, bò trên địa bàn thị xã An Nhơn có đến 35.000 con, trong khi hiện nay lực lượng thú y thôn không còn, thế nên cán bộ thú y xã "mướt mồ hôi" mới hoàn thành nhiệm vụ. 

 

Là hộ gia đình đang nuôi vỗ béo 3 con bò lai, bà Lê Thị Sương (58 tuổi) ở thôn Đông Lâm, hồ hởi chào đón cán bộ thú ý đến tiêm phòng. 

 

Qua trò chuyện, chúng tôi được biết lịch tiêm phòng ngoài được thông báo rộng rãi trên đài truyền thanh xã, còn được cán bộ thú y thông báo đến từng hộ chăn nuôi. Theo lịch, đến ngày chủ hộ dù bận việc gì cũng túc trực ở nhà, để khi tiêm vacxin, chủ hộ ra chuồng cột bò tạo thuận lợi cho cán bộ thú y tác nghiệp.

 

"Bò được tiêm phòng vacxin ít bị đau bệnh, nếu có mắc bệnh cũng dễ điều trị, nên đến đợt tiêm phòng là hộ chăn nuôi chúng tôi hết sức tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thú y hoàn thành nhiệm vụ", bà Sương nói.

ngành chức năng vận động hộ chăn nuôi tự mua. Đối với gia cầm thì tiêm phòng chủ yếu cho tái đàn, nuôi mới, nguồn vacxin cũng do Nhà nước hỗ trợ.

 

Xã Nhơn Lộc có 3.200 con bò, 6.000 con heo và đàn gia cầm khoảng gần 600.000 con. Ngoài tiêm phòng, ngành chức năng xã Nhơn Lộc còn thực hiện công tác tiêu độc, sát trùng mỗi năm 2 đợt và tăng cường công tác giám sát dịch bệnh.

 

Hàng tháng, thú y xã có trách nhiệm báo cáo cho Thường trực UBND xã và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã tình hình dịch bệnh để chính quyền và ngành chức năng nắm bắt, khi xảy ra dịch bệnh thì kịp thời dập dịch không để lây lan. "Hộ chăn nuôi hưởng ứng việc tiêm phòng nên tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn đạt cao, nhờ đó, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn luôn được khống chế tốt", anh Độ chia sẻ.

 

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Nhơn Ngô Văn Ngọc, trong thời gian qua, tổng đàn vật nuôi tại địa phương này được duy trì ổn định nhờ dịch bệnh được kiểm soát. 

Thị xã An Nhơn là 1 trong những địa phương phát triển mạnh nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện, ở An Nhơn có tổng đàn trâu bò 35.000 con, đàn heo khoảng 85.000 con, tổng đàn gia cầm 1,2 triệu con.

 

Hàng năm, ngành thú y thị xã An Nhơn xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. 

 

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, ngành chức năng thị xã An Nhơn xây dựng hệ thống thú y đến thôn, khu vực để giám sát tình hình dịch bệnh, báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh và hỗ trợ lực lượng thú y xã, thị xã trong việc xử lý, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

 

"Chúng tôi tập trung kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả heo châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò. Hàng năm, trên địa bàn thị xã An Nhơn triển khai 2 đợt tiêm phòng đối với vacxin lở mồm long móng trên trâu bò. Còn vắc xin viêm da nổi cục và vacxin cúm gia cầm chúng tôi thực hiện tiêm phòng bổ sung khép kín hàng tháng", ông Ngọc nói.

Bình luận