Xây dựng nông thôn Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc theo Nghị quyết 08 của Tỉnh uỷ

Bình luận · 195 Lượt xem

Theo tinh thần Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về "Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030", Đắk Lắk đang phấn đấu xây dựng khu vực nông thôn văn minh, bản sắc, đồng bộ với việc thực

Để thực hiện mục tiêu kép là phát triển bền vững kinh tế nông thôn và xây dựng NTM toàn diện, bền vững, cùng với đổi mới tư duy trong sản xuất kinh tế nông nghiệp, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp ở Đắk Lắk đã thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế nông thôn trong giai đoạn mới.

 

Thay đổi hình thức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm ca cao của Tổ hợp tác sản xuất ca cao hạt Tân Thành (xã Ea Na, huyện Krông Ana) bước đầu đã khẳng định được chất lượng và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Hiện các thành viên trong Tổ hợp tác đang liên kết sản xuất ổn định 32 tấn ca cao hạt mỗi năm cho Công ty ca cao Nam Trường Sơn với giá cao hơn thị trường 10%. Qua đó, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ca cao địa phương trên thị trường.

 

Xác định xây dựng các chuỗi liên kết là giải pháp quan trọng để bảo đảm "đầu ra" thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp, Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, doanh nghiệp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, tập trung thúc đẩy các chính sách hỗ trợ sau đầu tư cho sơ chế, chế biến, xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc nông sản.

 

Qua đó, đã hình thành được một số khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện Cư M'gar với quy mô 107ha, Khu tổ hợp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk (tại xã Ea M'Droh, huyện Cư M'gar) quy mô 45 ha; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 526 ha do Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk đầu tư; Vùng nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao xã Ea Tân, huyện Krông Năng quy mô 450ha…

 

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại trong sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 

Điển hình như Công ty Cổ phần Thực phẩm xanh Thành Đồng (thôn 6, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) là một trong những DN đi đầu trong việc đưa cơ giới vào sản xuất, từng bước khép kín các khâu trong sản xuất bằng máy thay thế lao động thủ công.

 

Năm 2020, khi bắt đầu triển khai mô hình trồng nấm công nghệ cao, đơn vị đầu tư xây dựng nhà xưởng trồng nấm với quy mô 6.000 m2, kết hợp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời gác mái nhằm chủ động nguồn điện phục vụ SXKD. Mỗi loại nấm đều được sản xuất trong nhà xưởng riêng với thông số nhiệt độ nhất định để phát triển. Việc đưa công nghệ vào sản xuất, vận hành bảo đảm năng suất, chất lượng liên tục và đồng đều từ khâu trộn phối nguyên liệu, đóng bịch, hấp, tiệt trùng…, tất cả đều được tự động hóa.

 

Với quy trình trồng nấm khép kín theo hướng tuần hoàn, công ty còn tận dụng phế phẩm từ mô hình trồng nấm tạo thành nguồn phân hữu cơ chăm bón vườn cây ăn trái. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, vận hành nên mô hình trồng nấm dưới mái năng lượng mặt trời của công ty mang lại hiệu quả cao, mỗi năm cho ra thị trường hàng chục tấn nấm thành phẩm các loại.

 

Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế nông nghiệp, Đắk Lắk quan tâm đầu tư lớn cho hạ tầng nông thôn. Nhờ đó, khu vực nông thôn của tỉnh có sự đổi mới rõ nét; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ; hệ thống giao thông kết nối liên thông giữa các trung tâm; hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; điện đáp ứng thường xuyên cho nhu cầu sản xuất. Trong quá trình xây dựng NTM, nông dân đã phát huy được vai trò dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân thụ hưởng. Họ cũng là người bảo quản, giữ gìn hệ thống đường sá, cơ sở vật chất ở nông thôn.

Bình luận